Thứ Bảy, 19/08/2017 10:53 (GMT+7)
Xử lý bệnh lem lép hạt lúa hiệu quả vùng đồng bằng và ven đầm phá
Đó là nội dung của đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh triển khai được hội đồng khoa học công nghệ (KHCN)-Sở KHCN tổ chức nghiệm thu vào sáng 19/2.
Chủ nhiệm đề tài trao đổi thông tin tại hội nghị
Đề tài do thạc sĩ Huỳnh Thị Tâm Thúy làm chủ nhiệm triển khai từ đầu năm 2017 và kết thúc vào tháng 2/2019.
Với thời gian trên, đề tài thực hiện các nội dung phương pháp nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng quá trình phát sinh, phát triển của bệnh lem lép hạt lúa và khả năng năng lây lan ở các vùng lúa ở đồng bằng (Phú Vang, Hương Trà và Hương Thủy) và vùng ven đầm phá (Quảng Điền, Phong Điền và Phú Lộc) qua hai mùa vụ trong năm.
Trên cơ sở này đề tài đã dùng các phương pháp phân lập, giám định, nghiên cứu các tác nhân do đối tượng vi sinh vật gây hại để áp dụng các biện pháp phòng trừ,như bón phân, phun thuốc, làm đất, gieo sạ đúng khung lịch thời vụ... Kết quả qua đối chứng của các quỹ đồng thực hiện các mô hình thử nghiệm xác định bệnh lem lép hạt ở hai vùng sinh thái nói trên đạt hiệu quả cao; trong đó ở vùng ven đầm phá năng suất lúa đạt 61 tạ/ha, tăng hơn 2tạ so với mô hình đối chứng; vùng đồng bằng năng suất lúa đạt 70tạ/ha, tăng 1 ha so với mô hình đối chứng.
Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao hiệu quả đề tài nghiên cứu; đồng thời mong muốn đề tài tiếp tục theo dõi nghiên cứu các tác nhân gây hại bệnh lem lép hạt lúa để ứng dụng thực tế vào đồng ruộng ở Thừa Thiên Huế trong thời gian đến.
Tin, ảnh: Minh Văn