Chủ Nhật, 24/09/2017 15:27

Hỗ trợ nhỏ, hiệu quả lớn

Dù nguồn kinh phí khuyến công địa phương “rót” xuống mỗi năm chưa nhiều, nhưng hiệu quả đem lại cho các doanh nghiệp (DN), cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trên địa bàn là không hề nhỏ.

Hỗ trợ 180 triệu đồng trang bị máy thêu áo dàiChương trình khuyến công 2019: Về đích trước hạn

Máy điêu khắc gỗ vi tính CNC 3D vận hành 6 trục xoay nên điêu khắc cùng lúc 6 sản phẩm, nâng công suất lên gấp 3 lần so với trước

Những năm qua, từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, Sở Công thương triển khai hiệu quả nhiều hoạt động. Trong đó, hoạt động hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm mới, góp phần nâng cao năng suất và tiết giảm nhân công được các DN, cơ sở sản xuất trên địa bàn đánh giá là một trong những hoạt động thiết thực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2019, nguồn vốn khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến cho 8 đề án với tổng kinh phí trên 800 triệu đồng. Các đề án tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như: đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất chế biến hàng nông sản, sản xuất sản phẩm hàng lưu niệm - quà tặng; khuyến khích phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường..., đồng thời tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp huyện, thị xã với tổng kinh phí 240 triệu đồng. Kết quả có với gần 100 sản phẩm được bình chọn cấp huyện, 34 sản phẩm được bình chọn cấp tỉnh và 16 sản phẩm tham gia bình chọn cấp khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Với mục đích đưa sản phẩm của các cơ sở CNNT trên địa bàn tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước, Sở Công thương hỗ trợ tổ chức Hội chợ triển lãm với quy mô 300 gian hàng, trưng bày, giới thiệu tiềm năng phát triển các mặt hàng CNNT, các ngành nghề truyền thống, hàng thủ công mỹ nghệ của DN, cơ sở sản xuất các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên và trên cả nước nhằm tìm kiếm đối tác, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cho DN, cơ sở góp phần ổn định sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Chủ Cơ sở điêu khắc mỹ nghệ Phúc Mai Trần Văn Ngọ, phường Thủy Châu (TX. Hương Thủy) cho rằng, mặc dù nguồn kinh phí hỗ trợ chưa nhiều, song đã phát huy tốt vai trò “vốn mồi”, khuyến khích các cơ sở sản xuất CNNT huy động vốn để đầu tư máy móc, phát huy tiềm năng và thế mạnh trong sản xuất sản phẩm lưu niệm- quà tặng phục vụ khách du lịch và hướng đến xuất khẩu.

Ông Ngọ thông tin, tháng 10/2019 cơ sở được hỗ trợ 100 triệu đồng để trang bị máy điêu khắc gỗ vi tính CNC 3D với tổng kinh phí trên 200 triệu đồng. Sau khi đưa máy vào hoạt động, ngoài việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đồng đều hơn so với điêu khắc thủ công, hiện mỗi ngày cơ sở tiết giảm được 3 nhân công do máy vận hành tối đa 6 trục xoay, có thể điêu khắc cùng lúc 6 sản phẩm. Nhân công giảm, năng suất cao nên giá thành sản phẩm cũng giảm 1/3 so với trước. 

Theo Phó Giám đốc Sở Công thương Phan Hùng Sơn, các đề án hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đã kịp thời khuyến khích các cơ sở CNNT, ngành nghề thủ công mỹ nghệ đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất, sản xuất sản phẩm mới và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Qua đó, các cơ sở sản xuất đã mạnh dạn đầu tư, một đồng vốn khuyến công thu hút 1,5 đồng vốn đầu tư của DN góp phần tăng doanh thu, hiệu quả sản xuất kinh doanh cho cơ sở, đồng thời tạo thu nhập ổn định cho lao động nông thôn, góp phần vào việc phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở địa bàn khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.