Thứ Ba, 10/10/2017 13:15

Học nghề hướng đến công việc ổn định

Hỗ trợ học nghề là một phần trong chính sách bảo hiểm thất nghiệp, nhằm giúp người lao động chuyển đổi nghề nghiệp để sớm quay trở lại thị trường lao động.

Có tay nghề, có thu nhậpDạy nghề cho công nhân

Lao động học nghề để ổn định việc làm

Đang làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, anh Nguyễn Văn (TP. Huế) được cán bộ Trung tâm Dịch vụ và Giới thiệu việc làm tỉnh tư vấn học nghề. Anh Văn cho rằng, phương án học nghề để có chỗ đứng trong doanh nghiệp là điều cần thiết. Bởi, khi doanh nghiệp gặp khó khăn, thu hẹp sản xuất, lao động không có tay nghề sẽ là đối tượng đầu tiên bị tinh giảm. Thế nên, anh đăng ký học nghề cơ khí để sau này có nhiều cơ hội tìm được việc làm, ổn định cuộc sống.

Số lao động đến nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp đã quan tâm đến học nghề. Nhiều cơ sở đào tạo nghề đã tập trung vào đào tạo các nghề liên quan đến kỹ thuật mà hiện thị trường đang thiếu và có nhu cầu cao nên chất lượng đầu ra tương đối tốt. Đa số người học nghề đã trở lại thị trường lao động, sau khi hoàn thành chương trình học. Từ sự thay đổi này, số lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo học các khóa đào tạo nghề đã có chuyển biến theo từng năm.

Trong lúc gia tăng tình trạng thất nghiệp do dịch COIVID -19, nhiều lao động vẫn còn băn khoăn về học nghề để tìm việc làm mới. Phần lớn lao động thất nghiệp hiện nay là lao động phổ thông, đời sống vốn khó khăn, tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp mới chỉ bù được một phần chi phí trang trải cuộc sống. Do vậy, tâm lý chung của người lao động là chọn làm tự do để có thu nhập duy trì cuộc sống trong khi tìm việc làm mới hoặc tìm kiếm một công việc lao động phổ thông khác.

Mức hỗ trợ học nghề theo chính sách hiện nay còn thấp, thời gian hỗ trợ không nhiều khiến lao động thờ ơ với học nghề. Theo Quyết định số 77/QĐ-TTg, ngày 24/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về quy định mức hỗ trợ học nghề đối với NLĐ tham gia BHTN, mức hỗ trợ tối đa 1 triệu đồng/người/tháng, thời gian hỗ trợ không quá 6 tháng, nhưng phí dạy nghề hiện nay cao hơn so với mức hỗ trợ. “Nếu tôi học bằng lái xe B2, thời gian học 3 tháng, Nhà nước hỗ trợ 3 triệu đồng, người lao động phải chi thêm gần 6 triệu đồng để có thể tham gia học”, anh Nguyễn Ngọc Minh, một lao động đang làm thủ tục tại Trung tâm Dịch vụ và Giới thiệu việc làm cho hay

Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động thất nghiệp có nhu cầu tư vấn, học nghề, Trung tâm Dịch vụ và Giới thiệu việc làm đã bố trí cán bộ tư vấn trực tiếp tại nơi nộp hồ sơ, tổ chức các phiên giao dịch trực tuyến nhằm giúp lao động tiếp cận các thông tin học nghề và việc làm. Sau khi hoàn thành khóa học, người lao động sẽ tiếp tục được trung tâm hỗ trợ tư vấn, tìm kiếm việc làm theo nghề đã học.

Hỗ trợ lao động thất nghiệp tìm kiếm việc làm và học nghề là một chính sách cần thiết. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo nghề cần phát triển thêm ngành nghề mới phù hợp với nhu cầu xã hội, sắp xếp lịch linh hoạt, phù hợp với thời gian của người lao động và có chính sách giảm học phí đối với một số nghề có chi phí học nghề cao. Mặt khác, các ngành chức năng cũng cần có những dự báo nhu cầu thị trường lao động chính xác, tốt nhất để định hướng, tư vấn nghề phù hợp, giúp người lao động dễ tìm việc làm mới sau khi thất nghiệp. 

Bài, ảnh: Mai Huế

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trí tuệ nhân tạo liệu có thay thế công việc của con người
Trí tuệ nhân tạo liệu có thay thế công việc của con người?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang là chủ đề công nghệ được chú ý nhất gần đây nhờ sự bùng nổ của ChatGPT. Chatbot được hỗ trợ bởi AI, phát triển bởi OpenAI do Microsoft hậu thuẫn, đã gây ấn tượng với người dùng bởi “sự thông minh”, nổi bật với khả năng trả lời câu hỏi, viết luận và thậm chí tranh luận các vấn đề pháp lý.

Gian nan tìm việc làm
Gian nan tìm việc làm

Nếu chẳng may bị mất việc, phụ nữ tuổi trung niên sẽ gian nan tìm việc làm do các cở sở sản xuất, kinh doanh… chủ yếu tuyển dụng lao động trong độ tuổi từ 18 - 35.

Luôn hết mình vì công việc
Luôn hết mình vì công việc

Là chiến sĩ trẻ tiêu biểu của Đoàn Thanh niên Công an tỉnh, những năm qua, Thượng úy Lê Viết Quốc Vũ, Bí thư Đoàn Thanh niên, cán bộ Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an tỉnh không ngừng phát huy tinh thần trách nhiệm, vừa làm tốt công tác chuyên môn vừa sáng tạo, chủ động xây dựng các công trình, phần việc thanh niên; xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.