Thứ Bảy, 21/04/2018 08:59

Cần lên án kẻ xuyên tạc những hành động cao cả

Trong lúc từ Trung ương xuống tỉnh, đến cơ sở đang căng sức chỉ đạo, chống chọi với mưa lũ tại miền Trung, nhất là ở Thừa Thiên Huế thì lại có những kẻ lên mạng xã hội bình luận ác ý về sự hy sinh của 13 cán bộ, chiến sĩ tại Thủy điện Rào Trăng 3.

Chống thông tin xấu, xuyên tạc trên không gian mạng

Sáng 18/10, trong lễ truy điệu 13 cán bộ, chiến sĩ, nhiều người không cầm nổi nước mắt. 13 con người chỉ mới 6 ngày trước họ còn sinh hoạt, làm việc như bao người khác, vậy mà nay đã ra đi, đi xa mãi mãi. 13 gia đình đã mất đi người chồng, người cha, người anh, em với bao thương tiếc, đất nước mất đi những người con trung hiếu. Những đứa con thơ dại mặc áo tang mà tưởng là đồ mới, những người thân không còn nước mắt để khóc...

Vậy mà có những kẻ vô nhân tính lại tung lên mạng những câu chuyện, những dòng bình luận cay nghiệt, xuyên tạc, vu khống đối với những người quên mình hy sinh vì nước, vì dân.

Nguyễn Lân Thắng, Ngô Khải và một số nickname khác không cần biết chúng là ai, nhưng đọc những status, những bình luận sặc mùi cay nghiệt thì đã biết họ là những con người không có lương tri. Lấy hình ảnh về bộ bàn phòng khách đắt tiền, tự định giá 5 đến 10 tỷ đồng rồi có kẻ gán cho đó là của Tướng Man, kẻ thì nói là của Đại tá Hùng với ý đồ khuếch trương lên cho đó là những tài sản từ tham nhũng, “ăn của rừng bị rừng trừng phạt”.

Rồi chúng dựng lên chuyện Tướng Man có cổ phần đầu tư vào Rào Trăng 3, chủ đích đến đây không phải đi khảo sát cứu hộ mà kiểm tra tài sản của mình. Chúng đưa lên những bình luận chê bai về sự thiếu chuyên nghiệp, thiếu hiểu biết về thiên tai, phương án cứu hộ của người chỉ huy. Chúng còn phán rằng, việc gì mà cả tướng, tá, cùng một loạt sĩ quan cao cấp phải đích thân băng rừng, lội suối đi khảo sát, chỉ cần một cuộc điện thoại là hàng loạt tiểu đội binh lính kéo đến chờ lệnh đi thay cho họ...

Kẻ xấu rêu rao mà không hề hiểu được cái tâm, ý chí và cả trách nhiệm của những người chỉ huy khi ra trận. Từng là người lính tôi hiểu thế nào là kỷ luật, mệnh lệnh của quân đội khi được giao nhiệm vụ trong thời chiến và cả thời bình. Cao hơn nữa là ý chí, trái tim của người chỉ huy khi yêu cầu đặt ra là phải cố gắng sớm nắm được tình hình, khảo sát thực địa để có phương án cứu nạn tốt nhất. Không thể nói các cán bộ, chiến sĩ thiếu kiến thức về thiên tai, kém tỉnh táo trong “tác chiến” để rồi phải hy sinh không đáng có? Những con người đó đi làm nhiệm vụ không nghĩ là thiên tai lại khắc nghiệt, hung dữ đến vậy. Ý chí và hành động của họ vào thời điểm đó đáng trân trọng gấp bội lần, không như những kẻ ngồi phòng lạnh gõ bàn phím đưa ra những phán đoán hồ đồ.

Xem lại hình ảnh trong điện thoại và lời kể của những người trong đoàn may mắn thoát khỏi tử thần, khó ai có thể cầm được nước mắt. Nhìn khuôn mặt đăm chiêu của Tướng Man lo lắng nhìn về phía rừng xanh, nơi có thông tin nhiều công nhân đang bị nạn; nhìn khí thế xốc tới của những sĩ quan băng rừng, lội suối giữa đêm tối hướng về Rào Trăng 3 với cái đích đến nhanh nhất mới hiểu nỗi vất vả và quyết tâm của 21 thành viên trong đoàn. Đêm khuya tìm được trụ sở kiểm lâm giữa rừng, nấu cơm ăn với nước mắm, đốt lửa sưởi khô quần áo, anh em vui vẻ như một chuyến đi công tác bình thường. Nghĩ rằng trụ sở của kiểm lâm sẽ là nơi an toàn, nghỉ ngơi lấy sức cho ngày mai đến được nơi đang cần họ. Không ngờ đó lại là những giây phút cuối cùng… Những hình ảnh đó là minh chứng thực tế nhất về tinh thần vì nước vì dân của 13 người lính khi ra trận.

Từ khi biết được tin dữ, đã có hàng triệu người Việt ở trong và ngoài nước quan tâm theo dõi và tỏ tấm lòng thương tiếc, chia sẻ, cầu nguyện. Những tấm lòng thiện nguyện quyên góp, ủng hộ cứu trợ cho bà con vùng sâu, vùng bị thiên tai nặng nề. Những gói mì, những chai nước sạch và cả những lời động viên cho người dân đang cần hơn những kẻ phát ra những tiếng nói lạc lõng, hồ đồ, không có nhân tính.

Trong đau thương của cả nước, của quân đội, của người thân gia đình những người hy sinh thì một số kẻ xấu lại tìm cách xuyên tạc những việc làm cao cả. Những kẻ đó cần sự lên án của xã hội và phải được tẩy chay.

NGUYỄN AN HÒA

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Võ Chương - người con xứ Huế vinh dự được bảo vệ Bác Hồ
Võ Chương - người con xứ Huế vinh dự được bảo vệ Bác Hồ

Ông Võ Chương sinh ra và lớn lên ở phường Trường An, thành phố Huế. Ông sinh năm 1919, là người con thứ 10 trong một gia đình danh gia vọng tộc có truyền thống yêu nước, cha của ông là Võ Trác - một võ quan dưới thời vua Khải Định và Bảo Đại, mẹ là Phạm Thị Thâm. Anh trai của ông là Võ Cầm có ba người con là liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Vợ của ông Võ Cầm, bà Lê Thị Sang là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Thầm lặng hy sinh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kép
Thầm lặng hy sinh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kép

3 năm cam go vừa bảo vệ biên giới, ngăn chặn xuất, nhập cảnh trái phép, vừa phòng, chống dịch COVID-19, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã nỗ lực gấp bội để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kép.

Mũi Hưng - Hải Nơi có gần 200 cán bộ, chiến sĩ hy sinh - kỳ 2 Đề nghị xây đền tưởng niệm
Mũi Hưng - Hải: Nơi có gần 200 cán bộ, chiến sĩ hy sinh - kỳ 2: Đề nghị xây đền tưởng niệm

K32 là Tiểu đoàn DKB độc lập trực thuộc Quân khu Trị Thiên. Tiểu đoàn lúc ấy do ông Tô Thống (quê Thanh Hóa) làm Tiểu đoàn trưởng; ông Phạm Ngọc Bi, nguyên Bí thư Quận 3, TP.HCM làm Chính trị viên. Ông Phạm Thanh Sơn, sau Xuân 1968 là Chủ nhiệm Trinh sát mãi đến cuối năm 1972 mới trở thành Tiểu đoàn trưởng của K32.

Khám phá động Tiên Công
Khám phá động Tiên Công

Trong vô số hang động chiến đấu thời kháng chiến chống Mỹ, Tiên Công mang trong mình nhiều câu chuyện bi hùng về một thời chiến đấu của lớp cha anh. Địa điểm này ít người biết đến, song vẫn hấp dẫn những người yêu thích khám phá văn hóa-lịch sử.