Thứ Bảy, 19/05/2018 12:49

Tùy điều kiện đất để có phương án phù hợp hỗ trợ người dân

Đó là chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Phương, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi kiểm tra thực địa nghiên cứu cải tạo đất không sản xuất được lúa nước ở khu tái định cư Thuỷ điện A Lưới vào sáng 19/11.

A Lưới cần nguồn giống và khắc phục thủy lợi sau lũA Lưới hợp tác với tập đoàn Quế Lâm sản xuất nông nghiệp hữu cơTập trung xây dựng các mô hình nông nghiệp sạch

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương kiểm tra thực địa nghiên cứu cải tạo đất không sản xuất được lúa nước. Ảnh: N.H

Báo cáo từ UBND huyện A Lưới cho biết, thực hiện chủ trương về việc di dời tái định cư, định canh của dự án Thủy điện A Lưới, đến nay, người dân đã đến nơi ở mới 9 năm. Tuy nhiên, việc cấp đổi đất để sản xuất lúa nước cho người dân mới chỉ thực hiện được 9/24 ha, diện tích 15 ha còn lại không sản xuất được do sỏi đá quá nhiều, tầng canh tác không đảm bảo, lượng nước tưới thủy lợi không đủ.

Ngày 17/2/2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND huyện A Lưới tiến hành khảo sát thực tế tại khu tái định canh thủy điện A Lưới, theo đó, UBND huyện A Lưới đã có Báo cáo số 293/BC-UBND ngày 18/6/2020 và thống nhất đề xuất các phương án hỗ trợ phát triển sản xuất, trong đó, phương án 1 là tìm quỹ đất có thể sản xuất lúa nước khác để cấp đổi cho người dân, đồng thời, phải đảm bảo nước tưới đầy đủ và đất đai phải phù hợp với việc sản xuất lúa nước. Phương án 2 là thu hồi và bồi thường toàn bộ diện tích 15 ha không sản xuất được lúa nước. Mỗi phương án đều có những ưu, nhược điểm.

Mặt bằng đất có nhiều đá, tầng đất mỏng khó khăn cho canh tác lúa nước. Ảnh: N.H

Khảo sát trong sáng 19/11 cho thấy, mặt bằng chủ yếu là đá, tầng đất mỏng không phù hợp canh tác lúa nước. Ngoài ra, lượng nước thủy lợi không đủ cũng là nguyên do không canh tác được. Đại diện lãnh đạo UBND xã Hồng Thượng cho biết, người dân địa phương đã thử trồng cây keo, tràm... nhưng do đất xấu, đá nhiều nên không thể trồng được. Do đó, 15 ha đất đã bỏ hoang.

Tại buổi kiểm tra, ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo đối với đất không thể canh tác được do đất xấu, nhiều đá thì các đơn vị nghiên cứu phương án chăn nuôi như trang trại chăn nuôi lợn, hồ cá, giống cây phù hợp với thổ nhưỡng... để bàn giao cho người dân. Đối với đất có khả năng canh tác được thì xây dựng các trạm bơm để có nguồn nước phục vụ sản xuất lúa nước cho người dân.

Hữu Phúc

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sinh viên TP Hồ Chí Minh tới A Lưới tìm hiểu Zèng
Sinh viên TP. Hồ Chí Minh tới A Lưới tìm hiểu Zèng

Hàng chục sinh viên đang theo học ngành thiết kế thời trang từ TP. Hồ Chí Minh đã có những ngày trải nghiệm thú vị khi được cùng ăn, cùng ở, cùng khám phá nghề dệt Zèng của đồng bào Tà Ôi (A Lưới).

Hoa mận trên vùng cao A Lưới
Hoa mận trên vùng cao A Lưới

Mùa này lên A Lưới, bạn vẫn có thể ngắm hoa và hái quả từ những cây mận ở nhà người dân A Lưới. Bên cạnh hoa đào, hiện, địa phương đang khuyến khích, vận động người dân trồng thêm cây mận ở một số khu vực phục vụ du lịch.

Bắt giam đối tượng chém trọng thương anh ruột
Bắt giam đối tượng chém trọng thương anh ruột

Ngày 16/2, thông tin từ Viện KSND huyện A Lưới cho biết, cơ quan tố tụng vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và phê chuẩn lệnh bắt tạm giam một đối tượng trên địa bàn để làm rõ hành vi cố ý gây thương tích.