Thứ Ba, 21/06/2016 16:49

Nội các Nhật Bản phê duyệt ngân sách kỷ lục 900 tỷ USD cho năm tài chính 2019

Nội các của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay (21/12) vừa thông qua ngân sách dự thảo đạt mức kỷ lục 101,46 nghìn tỷ yên (902,3 tỷ USD) cho tài khóa tiếp theo bắt đầu từ ngày 1/4/2019. Đây là lần tăng ngân sách năm thứ 7 liên tiếp, và là lần đầu tiên vượt mức 100 nghìn tỷ yên, trong bối cảnh chi phí an ninh xã hội và quốc phòng ngày càng tăng.

Nhật Bản cần hơn 2 tỷ USD để tái thiết sau lũNhật Bản trình dự thảo ngân sách cao kỷ lụcNhật Bản dự chi ngân sách quốc phòng kỷ lục 48,2 tỷ USD cho năm 2018

Thủ tướng Nhật Bản Shino Abe trong một cuộc họp báo ngày 10/12. Ảnh: Reuters

Theo The Japan Times, kế hoạch chi tiêu cũng bao gồm các khoản tài trợ cho các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế trước tác động của việc tăng thuế tiêu thụ sắp tới.

Với dự thảo ngân sách ban đầu, 77,95 nghìn tỷ yên sẽ được dành cho chi tiêu chính sách và 23,51 nghìn tỷ yên là chi phí trả nợ. Trong các khoản chi tiêu chính sách, 2,03 nghìn tỷ yên sẽ dành cho các “biện pháp đặc biệt” mà Thủ tướng Abe khẳng định sẽ giúp tăng cường nhu cầu trong nước sau khi thuế tiêu dùng được tăng từ 8% hiện nay lên 10% vào ngày 1/10 sang năm.

Ngoài ra, hơn một nửa số tiền trên sẽ được sử dụng để củng cố các cơ sở hạ tầng như đường sá và kè sông kiên cố hơn và mua sắm trang thiết bị cho các dịch vụ khẩn cấp, sau khi quốc gia này phải gánh chịu một loạt các thảm họa tự nhiên gồm mưa bão và động đất gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng hồi mùa hè năm nay.

The Japan Times cho biết, Chính phủ Nhật Bản cũng sẽ áp dụng các biện pháp bao gồm một chương trình giảm giá nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua sắm tại các doanh nghiệp nhỏ hơn bằng thẻ tín dụng và các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khác, cũng như hỗ trợ việc mua sắm cho các hộ gia đình có thu nhập thấp hoặc có trẻ nhỏ. Bộ trưởng Tài chính Taro Aso nói rằng, các bước đi này đủ để khắc phục tác động kinh tế của việc tăng thuế tiêu thụ.

Trong 101,5 nghìn tỷ yên chi ngân sách, chi phí an sinh xã hội chiếm hơn 1/3, đạt mức cao kỷ lục 34,06 nghìn tỷ yên khi dân số nước này đang già hóa nhanh chóng, đẩy chi tiêu cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và lương hưu tăng cao. Thêm vào đó, Nhật Bản cũng dự kiến sẽ áp dụng giáo dục tiểu học miễn phí ​​vào tháng 10/2019, góp phần làm tăng chi tiêu ngân sách.

Chi tiêu quốc phòng cũng sẽ đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 5,26 nghìn tỷ yên, gồm các khoản chi đáng kể từ việc chuẩn bị để giới thiệu hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore trên đất liền và mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35A.

Dự kiến, nền kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng 1,3% được điều chỉnh theo lạm phát trong năm tài chính sắp tới sẽ kết thúc vào tháng 3/2020, doanh thu thuế ước tính ​​sẽ tăng 5,8% so với năm trước lên 62,50 nghìn tỷ yên, một mức kỷ lục mới. Theo đánh giá, việc doanh thu thuế tăng đều đặn đã làm giảm sự phụ thuộc của chính phủ vào nợ công trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn là nước có “sức khỏe tài chính” yếu nhất trong các nền kinh tế công nghiệp hóa lớn, với nợ công lớn gấp đôi quy mô tổng sản phẩm quốc nội.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters & The Japan Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người
Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người

Tinh thần cổ vũ cuồng nhiệt tại các giải đấu thể thao, buổi hòa nhạc hay nhạc kịch sắp trở lại tại Nhật Bản khi chính phủ nước này chính thức hạ cấp phân loại dịch COVID-19 từ ngày 8/5 tới, qua đó người hâm mộ sẽ không còn phải kìm nén thể hiện cảm xúc của mình khi tham gia các sự kiện.

200 người tham gia hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động
200 người tham gia hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động

Ngày 1/2, UBND huyện A Lưới phối hợp Sở LĐTB&XH, Công ty Đầu tư hợp tác quốc tế– Daystar, tổ chức hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động (NLĐ) đi làm việc tại Nhật Bản cho gần 200 đối tượng là sinh viên, học sinh, phụ huynh quan tâm đến con đường tìm kiếm việc làm với thu nhập cao ở Nhật Bản.