Thứ Sáu, 10/07/2020 07:00

Nông dân phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới

Năm qua, các cấp hội nông dân (HND) vận động hơn 53 ngàn hộ hội viên, nông dân (HVND) đăng ký và đã có gần 32 ngàn hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi các cấp, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) tại các địa phương.

Huyện Phong Điền phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2023Nông dân A Lưới tham gia xây dựng nông thôn mới

Nông dân tham gia nghề mây tre đan

Nhiều mô hình thiết thực

Trong điều kiện ảnh hưởng dịch COVID-19, song nhiều nông dân tích cực tham gia các phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Đơn cử như HVND Huỳnh Văn Khanh ở xã Giang Hải (Phú Lộc) với mô hình trồng cây hoa súng cảnh, quy mô 1,2ha ban đầu nay đã mở rộng lên đến 4ha. Mỗi năm cung cấp ra thị trường 40 ngàn cây, tổng doanh thu mỗi năm 4-5 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí lãi từ 1-1,5 tỷ đồng. Mô hình này còn giải quyết việc làm cho 10 lao động thường xuyên và 5 lao động thời vụ, với mức thu nhập dao động từ 6-10 triệu đồng/người.

Các cấp HND còn triển khai nhiều mô hình nông nghiệp mới mang lại hiệu quả cho nông dân. HND TX. Hương Trà triển khai 7 mô hình như trồng cây dược liệu tại Hương Văn, Hương Xuân, Hương Chữ với diện tích hơn 11ha với 34 hộ tham gia, trị giá 325 triệu đồng. Mô hình sản xuất cam, quýt, bưởi VietGAP tại Hương Bình với diện tích 2,5ha, kết hợp hướng dẫn sản xuất theo quy trình VietGAP. HND hỗ trợ giống, phân bón, giếng khoan, hệ thống tưới nước tự động, nhà lưới… để thực hiện mô hình trồng rau an toàn tại Hương Chữ với diện tích 0,6ha với 16 hộ tham gia, trị giá trên 187 triệu đồng…

Phó Chủ tịch HND tỉnh, ông Trần Văn Lập thông tin, năm 2022, HND tỉnh hỗ trợ kinh phí, triển khai thực hiện 16 mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ cho hàng trăm HVND. HND tỉnh vận động HVND thành lập mới hai hợp tác xã nông nghiệp, 19 tổ hợp tác. HND cấp huyện và cấp xã phối hợp hỗ trợ 26 mô hình kinh tế cho HVND. Đa số các mô hình hỗ trợ đều phát huy hiệu quả cả về kinh tế lẫn xã hội, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho hộ nông dân, thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm. Một số mô hình hiệu quả như cải tạo vườn tạp trồng cam ở xã Hương Phú (Nam Đông), mô hình thủy sản nuôi xen ghép ở thị trấn Phú Đa (Phú Vang), mô hình dệt zèng ở xã Quảng Nhâm (A Lưới)...

Phong trào nông dân SXKD giỏi tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao về chất lượng, có sức lan tỏa, thu hút nhiều HVND tham gia. Từ phong trào xuất hiện nhiều hộ nông dân SXKD giỏi, vừa làm giàu cho gia đình, vừa giúp đỡ các hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương về vốn, việc làm để vươn lên thoát nghèo.

Tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới

Ông Lê Đức ở xã Quảng An cho rằng, nông dân, hộ gia đình mới là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Nông dân được hưởng lợi từ các công trình, mô hình kinh tế do các cấp, ban ngành hỗ trợ. Vì vậy, khi đời sống, kinh tế được nâng lên, nông dân, doanh nhân phải tham gia tích cực đóng góp công lao, vật chất, tiền của để cùng với Nhà nước xây dựng các công trình dân sinh, công cộng với mục tiêu hỗ trợ phát triển SXKD cho chính mình. Thời gian qua, ông Lê Đức hỗ trợ hàng trăm triệu đồng, chung tay cùng với địa phương xây dựng NTM.

Ông Trần Văn Lập thông tin, thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, năm qua, HVND trên địa bàn tỉnh đóng góp 23,6 tỷ đồng, gần 27 ngàn ngày công và hiến hơn 86 ngàn m2 đất xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi ở nông thôn. Gần 85 ngàn hộ nông dân đăng ký danh hiệu gia đình văn hóa, cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm... HND tỉnh thực hiện dự án môi trường về thu gom rác thải tại thị trấn Phú Lộc với kinh phí 150 triệu đồng, tổ chức hàng chục lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, phát triển kinh tế biển, duy trì sinh hoạt 7 câu lạc bộ “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị, nông thôn”.

HVND toàn tỉnh tiếp tục duy trì hoạt động thường xuyên “Ngày Chủ nhật xanh” với nhiều hoạt động cụ thể tại khu dân cư, các thôn, xóm như xây dựng hàng rào xanh, trồng cây xanh, chăm sóc và trồng hoa trên các tuyến đường, khuôn viên nhà sinh hoạt cộng đồng, lắp đặt hệ thống điện thắp sáng đường thôn, xóm. Thực hiện phong trào “Sắc hồng Cố đô” với hoạt động trồng hoa hồng cổ Huế trong khuôn viên trụ sở cơ quan, các địa điểm công cộng, trồng cây mai vàng trước ngõ... Các hoạt động đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn và đô thị xanh, sạch, đẹp, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt, góp phần thực hiện hoàn thành chỉ tiêu xây dựng NTM, NTM nâng cao.

Với chương trình giảm nghèo bền vững, HND các cấp vận động sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân với tổng số tiền là 940 triệu đồng, 3.863 ngày công, hỗ trợ về cây, con giống trị giá 1,65 tỷ đồng để giúp 315 hộ HVND nghèo có điều kiện sản xuất, vươn lên trong cuộc sống. HVND và các mạnh thường quân đóng góp hỗ trợ xóa 8 nhà tạm cho HVND nghèo với kinh phí 365 triệu đồng. Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh tổ chức dạy nghề, kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh gà, lợn cho người đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Hương Nguyên và xã Đông Sơn (A Lưới). 30 hộ đồng bào thiểu số được HND tỉnh hỗ trợ trồng thâm canh chuối già lùn và 20 hộ được tặng bò lai với trị giá gần 500 triệu đồng...

 Bài, ảnh: Hoàng Thế

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông dân Quảng Điền làm giàu
Nông dân Quảng Điền làm giàu

Phong trào sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi tạo động lực cho nhiều hộ nông dân nghèo ở Quảng Điền vươn lên khá giả, làm giàu chính đáng.

Song hành cùng nông dân
Song hành cùng nông dân

Bằng nhiều hoạt động đa dạng và phong phú, các cấp Hội Nông dân huyện Phú Lộc đã song hành cùng hội viên nông dân trong phát triển kinh tế, qua đó tập hợp được nhiều nông dân vào tổ chức hội.

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị
Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó hợp tác xã (HTX) làm khâu trung gian kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sản phẩm đang được ngành nông nghiệp từng bước nhân rộng.