Thứ Sáu, 06/11/2015 21:03

Nồng độ CO2 của trái đất chạm ngưỡng cao nhất trong 800 ngàn năm

Cacbon điôxít (CO2), được cho là chịu trách nhiệm lớn nhất trong sự nóng lên toàn cầu, chạm mức cao nhất trong lịch sử được ghi nhận hồi tháng 4 vừa qua.

Ngành vận tải biển thế giới nhất trí giảm 1/2 lượng CO2Vận tải biển đối mặt yêu cầu cắt giảm phát thải CO2Biến CO2 trở lại thành... nhựaPhát thải CO2 tăng gây rủi ro thiếu hụt protein cho hàng triệu người

 Phát thải khí CO2 gây nguy hiểm nghiêm trọng đối với hành tinh. Ảnh: Getty Images

Theo Viện Hải dương học Scripps, con số này là cao nhất trong ít nhất 800 ngàn năm qua. Trước khi bắt đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp, nồng độ CO2 biến động qua nhiều thiên niên kỷ nhưng chưa bao giờ vượt quá ngưỡng 300 phần triệu (ppm).

“Về cơ bản, đơn giản là chúng ta tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch thì CO2 tiếp tục gia tăng trong không khí. Với tốc độ như trong thời gian gần đây, chúng ta sẽ chạm ngưỡng 450 ppm chỉ trong 16 năm, và lên mức 500 ppm trong 20 năm sau đó. Đây là vùng nguy hiểm đối với hệ thống khí hậu”, nhà khoa học Ralph Keeling của Scripps khẳng định.

Trước đó, Ralph Keeling và người cha quá cố của ông là nhà khoa học Charles David Keeling đã lưu giữ các phép đo CO2 tại Đài quan sát Mauna Loa ở Hawaii (Mỹ) từ năm 1958. Theo hệ thống đo lường Keeling Curve, nồng độ CO2 trung bình trong khí quyển là 410,31 ppm trong tháng 4 vừa qua.

Điều này đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử của kỷ lục Mauna Loa rằng, trung bình hàng tháng vượt ngưỡng 410ppm; đồng thời đánh dấu mức tăng 30% của nồng độ CO2 trong bầu khí quyển toàn cầu kể từ khi Keeling Curve được bắt đầu vào năm 1958.

"Là một nhà khoa học, điều mà tôi quan tâm nhất không phải là chúng ta đã vượt qua một ngưỡng con số khác, mà là sự gia tăng tiếp diễn này thực sự cho thấy chúng ta đang tiếp tục tăng hết tốc đến với một trải nghiệm chưa từng có đối với hành tinh của chúng ta, ngôi nhà duy nhất mà chúng ta có", Katharine Hayhoe, một nhà khoa học khí hậu tại Đại học Công nghệ Texas nói thêm.

Trong khi đó, Marshall Shepherd, nhà khoa học khí hậu, đồng thời là Giám đốc Chương trình Khoa học khí quyển tại Đại học Georgia lưu ý: "Các hoạt động của chúng ta đang tiếp tục bơm chất kích thích vào bầu không khí đang biến đổi. Khí hậu luôn thay đổi và CO2 cũng thay đổi, nhưng đây là một trải nghiệm mà chúng ta chưa từng phải chứng kiến".

Sự gia tăng các loại khí như CO2, mêtan và đinitơ monoxit đang thúc đẩy biến đổi khí hậu và khiến "hành tinh nguy hiểm và khắc nghiệt hơn đối với các thế hệ tương lai", Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) nhấn mạnh.

Nồng độ CO2 ở khoảng 280ppm trước cuộc Cách mạng Công nghiệp vào cuối những năm 1800, khi một lượng lớn khí nhà kính bắt đầu được giải phóng bởi việc đốt các nhiên liệu hóa thạch. Việc đốt dầu, khí đốt và than để lấy năng lượng làm phát thải các khí nhà kính như CO2 và mê-tan. Những loại khí này làm cho nhiệt độ của Trái đất tăng lên trong thế kỷ qua.

CO2 chịu trách nhiệm cho 63% sự nóng lên toàn cầu, theo Phòng thí nghiệm nghiên cứu hệ thống trái đất thuộc Cục Quản trị đại dương và Khí quyển quốc gia (NOAA) ở thành phố Boulder, tiểu bang Colorado, Mỹ.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ USA Today, Sputniknews & CNN)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WMO Nồng độ CO2 và mêtan trong khí quyển cao kỷ lục
WMO: Nồng độ CO2 và mêtan trong khí quyển cao kỷ lục

Theo một báo cáo mới do Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) công bố, nồng độ của carbon dioxide (CO2), mêtan, và nitrous oxide (N2O) trong khí quyển, 3 loại khí nhà kính chính đang làm hành tinh nóng lên đều đã chạm mức cao kỷ lục mới trong năm ngoái.

Xử lý xe quá tải, nồng độ cồn Thường xuyên, liên tục
Xử lý xe quá tải, nồng độ cồn: Thường xuyên, liên tục

“Xử lý xe cơi nới, chở quá khổ, quá tải và nồng độ cồn là việc làm thường xuyên, không phải đợi đến đợt cao điểm mới triển khai hoặc xong cao điểm là dừng”, Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh khẳng định.

Chung tay bảo vệ sự sống trên trái đất
Chung tay bảo vệ sự sống trên trái đất

Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết về Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn, nâng cao nhận thức và truyền tải các thông điệp về bảo vệ tầng ô-dôn tới các cấp, các ngành, cộng đồng và toàn xã hội.