Thứ Năm, 08/05/2014 16:07

Nước Mỹ đã sẵn sàng cho thời khắc trọng đại

Chỉ còn vài tiếng nữa là cả tri trên cả nước Mỹ sẽ bắt đầu đi bỏ phiếu để bầu ra Tổng thống thứ 45 của nước này.

Chuyện gì nếu Trump hoặc Clinton không chịu thừa nhận thất bại?Hơn 146 triệu cử tri dự kiến đi bầu cử Tổng thống MỹNhững điểm then chốt sẽ báo trước kết quả bầu cử MỹBầu cử Mỹ: Nghẹt thở vì kết quả thăm dò dư luận “nhảy múa”Vì sao người Mỹ năm nay rầm rộ đi bầu cử sớm?

Ngày 8/11 (theo giờ Mỹ), hơn 140 triệu cử tri Mỹ trên tổng số hơn 200 triệu người đủ điều kiện cử tri sẽ đi bỏ phiếu để bầu ra Tổng thống thứ 45 của xứ sở cờ hoa. Con số này chiếm 69% tổng số người đủ điều kiện cử tri trong năm nay. 

Xét về tỷ lệ, số người chắc chắn đi bầu cử năm nay thua kém hơn mức 76% của năm 2012. Nhưng lượng cử tri thực tế của năm 2016 lại cao hơn nhiều, với chênh lệch tới hơn 20 triệu người. Bang có lượng cử tri dự kiến đi bầu cao nhất là Minnesota (75%), thấp nhất là Utah (53,1%). 

bau cu tong thong my 2016 nuoc my da san sang cho thoi khac trong dai hinh 1
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ thu hút sự quan tâm sát sao của dư luận. (ảnh: Getty).
 

Hiện nay các điểm bỏ phiếu đều đã sẵn sàng để đón các cử tri đến bỏ phiếu. Nhiều tình nguyện viên và các nhân viên bầu cử sẽ có mặt để hỗ trợ các cử tri. Các hòm phiếu đã sẵn sàng, các nhân viên và tình nguyện viên sẽ đến sớm để chuẩn bị địa điểm, máy móc, các giấy tờ, thông tin ứng cử viên và hướng dẫn các cử tri thực hiện đúng theo quy trình bỏ phiếu. 

Tại đây có các bàn hướng dẫn, mỗi người sẽ được phát thông tin về các ứng cử viên, được các tình nguyện viên và nhân viên bầu cử hướng dẫn cụ thể. Người già, người tàn tật đều có sự hỗ trợ riêng sao cho quá trình bỏ phiếu diễn ra suôn sẻ và thuận lợi nhất. Các tình nguyện viên sẽ tới từng nhà để vận động người dân đi bỏ phiếu. Nhiều cơ quan, công sở cũng cho công chức, nhân viên của mình nghỉ hoặc tạo điều kiện cho người dân đi bỏ phiếu.       

Các điểm bỏ phiếu tại 50 bang và thủ đô Washington DC sẽ lần lượt mở cửa từ lúc 6-7h sáng và đóng vào 7-8h tối, riêng tại Iowa và North Dakota, thời gian bầu cử sẽ kéo dài tới 9h tối. Vì có diện tích lớn, trải dài trên nhiều múi giờ khác nhau nên thời điểm công bố kết quả bầu cử tại các bang của Mỹ cũng khác nhau. 

Bang New Hampshire, cách biên giới Canada khoảng 40km, được dự đoán sẽ trở thành một trong những nơi thông báo kết quả bỏ phiếu bầu chọn Tổng thống Mỹ đầu tiên.

Trước ngày bỏ phiếu chính thức đã có 37 bang và thủ đô Washington tổ chức bầu cử sớm và số cử tri tham gia bỏ phiếu sớm là 37 triệu người. 

Trước ngày bỏ phiếu chính thức, một số cử tri cho biết: "Tôi chỉ có một mong ước đó là Tổng thống mới sẽ thực hiện những gì đã hứa, mang lại những điều tốt đẹp nhất cho người dân và làm cho đất nước hùng mạnh hơn. Mỗi người đều có ý kiến riêng của mình về từng ứng cử viên và ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu của mình".

 "Tôi đã sẵn sàng để đi bỏ phiếu. Tôi cũng đã rủ gia đình và bạn bè cùng đi bỏ phiếu để hoàn thành trách nhiệm của người dân đối với đất nước. Tôi mong rằng người tôi ủng hộ sẽ trở thành Tổng thống", một cử tri khác nhấn mạnh.

Một cử tri chia sẻ: "Ứng cử viên nào thắng hay đảng nào nắm quyền thì cũng cần nghĩ tới lợi ích của người dân. Làm thế nào cho người dân được hạnh phúc và hài lòng thì sẽ là thành công của Tổng thống mới. Tôi mong đợi ngày này đã lâu và chắc chắn sẽ tham gia bỏ phiếu".

Kết quả bỏ phiếu thực tế sẽ bắt đầu có vào khoảng 18h ngày 8/11 (tức 6h sáng 9/11 giờ Việt Nam) khi các điểm bỏ phiếu tại một phần của bang Indiana và Kentucky đóng cửa. Đến 19h cùng ngày các điểm bỏ phiếu tại bang Florida (ngoại trừ khu vực Panhandle), bang Virginia, phía tây Indiana và Kentucky sẽ đóng cửa. 

Nửa giờ sau, kết quả tại North Carolina và Ohio cũng sẽ được công bố. Đến 22h, các điểm bỏ phiếu đóng cửa tại Nevada và Utah, trong đó Nevada là "chiến trường" cạnh tranh của hai đảng. 

Các điểm bỏ phiếu tại Hawaii sẽ đóng cửa vào 23h trong khi Alaska đến 1h sáng hôm sau mới kết thúc ngày bầu cử. Cho đến khi đó cử tri Mỹ sẽ được biết kết quả của kỳ bầu cử lạ lùng nhất lịch sử. 

Cử tri Mỹ không trực tiếp bầu Tổng thống mà họ dùng phiếu phổ thông để chọn các "đại cử tri" trong bang, những người ủng hộ ứng cử viên mà họ muốn trở thành tổng thống. Đây là quy trình bầu cử tri đoàn. Số lượng đại cử tri mỗi bang tỉ lệ thuận với dân số. 

California, bang có dân số lớn nhất, có 55 đại cử tri. Ngược lại, Delaware, bang có dân số nhỏ nhất, chỉ có 3 đại cử tri. Tổng số đại cử tri từ 50 bang và thủ đô Washington là 538. Muốn trở thành tổng thống, ứng cử viên phải giành tối thiểu một nửa, tức là 270 phiếu đại cử tri. 

Người giành phần lớn phiếu phổ thông của một bang đương nhiên giành toàn bộ phiếu đại cử tri của bang. Tổng thống mới sẽ chính thức được thông báo ngày 6/1/2017.  

Theo Hiến pháp Mỹ, nhiệm kỳ của Tổng thống bắt đầu vào đúng trưa 20/1 của năm tiếp theo sau cuộc bầu cử. Tổng thống mới sẽ bắt đầu chương trình nghị sự chính sách kỹ lưỡng sau khi nhận bàn giao từ Tổng thống mãn nhiệm./.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những sự kiện nổi bật có thể định hình lại châu Á trong năm 2023
Những sự kiện nổi bật có thể định hình lại châu Á trong năm 2023

Trong năm 2023, châu Á sẽ đón nhận những cơ hội và cả những thách thức mới khi đang phục hồi từ sau đại dịch COVID-19. Dưới đây là những sự kiện nổi bật được liệt kê theo thứ tự thời gian, được xem là sẽ góp phần định hình lại khu vực này trong năm 2023: