Thứ Bảy, 12/03/2016 15:04

Nước Mỹ dốc toàn lực ứng phó với siêu bão Florence

Những cuộc di tản lớn đang được thực hiện tại các bang dọc bờ Đại Tây Dương của nước Mỹ khi bão Florence hiện đang ở cấp 4, chuẩn bị đổ bộ vào khu vực vào ngày 14/9 tới.

Sau siêu bão và động đất, Nhật Bản tiếp tục đối mặt với rung chấn mạnhSiêu bão Jebi đổ bộ vào Nhật BảnHọc thuyết hố đen siêu khối lượng của Einstein được khoa học xác nhậnNhật Bản triển khai hành động ứng phó khi bão Jebi đổ bộMỹ tài trợ Puerto Rico 18,4 tỷ USD để tái thiết nhà ở sau bão Maria

Người dân xếp hàng mua khí Propane ở cửa hàng Socastee, bang Nam Carolina. Ảnh: Reuters
Các bang Bắc Carolina, Nam Carolina, Virginia và Maryland đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Thống đốc bang Virginia Ralph Northam đã ra lệnh sơ tán khoảng 245.000 cư dân vùng ven biển dễ ngập lụt từ 8h sáng hôm qua (11/9), trong khi Thống đốc bang Nam Carolina Henry McMaster yêu cầu sơ tán hơn 1 triệu cư dân dọc bờ biển.

Thống đốc bang Bắc Carolina Roy Cooper cho biết, bang đang theo dõi chặt chẽ tình hình. Ít nhất 250.000 người nữa phải sơ tán khỏi khu vực phía Bắc Outer Banks ở Bắc Carolina trong ngày 11/9 sau khi hơn 50.000 người đã được lệnh sơ tán vào ngày 10/9.

Trung tâm Dự báo Bão quốc gia ở Miami cho biết, bão Florence mạnh cấp 4 với sức gió 220 km/giờ và dự báo mạnh hơn nữa trước khi đổ bộ vào ngày mai (13/9), chủ yếu vào khu vực Đông Nam bang Bắc Carolina, giáp bang Nam Carolina.  Dự báo bão Florence có khả năng gây mưa lớn kéo dài và lũ lụt lan rộng, nếu bão vào đất liền trong vài ngày. Giám đốc Trung tâm dự báo Bão quốc gia Ken Graham cảnh báo lượng mưa lớn có thể kéo dài hàng trăm kilômét trên đất liền và gây lũ quét.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua (11/9) đã ký ban bố tình trạng khẩn cấp cho cả hai bang Bắc Carolina và Nam Carolina, mở đường cho ngân sách liên bang được rót về địa phương cũng như các nguồn lực ứng phó khác. Tổng thống Mỹ tuyên bố, chính phủ liên bang sẽ không ngần ngại cấp mọi kinh phí cần thiết để ứng phó với những thiệt hại do bão Florence gây ra.

Phát biểu với các phóng viên sau cuộc gặp với các cố vấn cấp cao và các quan chức cứu trợ thiên tai, Tổng thống Donald Trump nói: “An toàn tính mạng cho người dân Mỹ là trên hết. Chính phủ  không ngần ngại cấp ngân sách hỗ trợ. Chúng tôi đã chuẩn bị mọi thứ  sẵn sàng. Mọi người đã rất khôn ngoan chuẩn bị đề phòng trận bão được cho là dữ dội nhất trong nhiều thập kỷ qua. Mọi thứ có thể thay đổi nhưng chúng ta cần dự báo ngay từ lúc này. Các bang chịu thiệt hại lớn nhất có thể là Virginia, Bắc Carolina, Nam Carolina”.

Cư dân cũng có các biện pháp bảo vệ ngôi nhà của mình trước bão và mua tích trữ nước uống, thực phẩm, thậm chí là đổ đầy bình xăng cho xe ô tô, đề phòng khả năng phải di chuyển.

Công ty Boeing đã đình chỉ hoạt động tại nhà máy lắp ráp máy bay 787 tại Nam Carolina sau khi có lệnh sơ tán ở vùng ven biển. Công tác phòng chống bão đang được khẩn trương thực hiện tại bang Bắc Carolina, vì đây là bang đứng đầu về sản xuất nông nghiệp của Mỹ gồm sản xuất thuốc lá, sữa, chăn nuôi gia cầm, lợn, trồng bông, ngô, đậu tương.... với doanh thu hàng năm 87 tỷ USD. Đề phòng thiệt hại, người dân tại Bắc Carolina đang tích cực thu hoạch ngô và thuốc lá, tạm đưa vào kho dự trữ.

Nhiều công ty như các cơ sở chế biến thịt lợn có kế hoạch đóng cửa các lò mổ. Các chủ trang trại nuôi lợn đã có phương án đối với các hố chứa chất thải gia súc nhằm tránh lặp lại tình trạng ô nhiễm như trận bão Floyd gây ra năm 1999 khi mưa lũ làm ngập các hố phân, gây ô nhiễm cho toàn khu vực với xác và chất thải động vật.

Năm 2017, Mỹ cũng hứng chịu một loạt trận bão lớn, trong đó có bão Maria làm 3.000 người chết ở Puerto Rico và siêu bão Harvey, làm 68 người chết, gây thiệt tới 1,25 tỷ USD riêng ở thành phố Houston.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.