Thứ Ba, 10/05/2016 06:52

Ô nhiễm ở các thành phố lớn gây ảnh hưởng tiêu cực đến thực vật

Mức độ ô nhiễm cao ở nhiều thành phố lớn trên thế giới đang có tác động tiêu cực đến thực vật và côn trùng, tờ Devdiscourse ngày 9/11 trích dẫn kết quả một nghiên cứu mới ở Anh cho hay.

Liên Hiệp quốc: Báo động tình trạng ô nhiễm ảnh hưởng nặng nề đến trẻ emÔ nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻHơn 9 trên 10 trẻ em tiếp xúc với ô nhiễm không khí nguy hiểmEU: Chất lượng không khí cải thiện chậm nhưng vẫn đáng báo động250 tổ chức lớn cam kết cắt giảm chất thải nhựa để hạn chế ô nhiễm

Thực vật tiếp xúc với mức độ ô nhiễm cao sẽ tạo ra nhiều hóa chất phòng vệ hơn trong lá của chúng. Ảnh: Twitter

Nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Sheffield ở Anh, và được đăng trên tạp chí Nature Communications cho thấy, thực vật tiếp xúc với mức độ cao của Nitơ điôxít (NO2), tương tự như mức độ được ghi nhận trong các trung tâm đô thị lớn, có thể tự bảo vệ mình tốt hơn chống lại côn trùng ăn cỏ.

Theo nghiên cứu nói trên, NO2 tác động đáng kể đến thực vật và côn trùng. Côn trùng đóng vai trò rất quan trọng đối với việc sản xuất thực phẩm và cũng đảm bảo sự tồn tại lâu dài của các loại hoa dại, cây bụi và cây cối.

Thực vật tiếp xúc với mức độ ô nhiễm gia tăng tạo ra nhiều hóa chất phòng vệ hơn trong lá của chúng, nghiên cứu do tiến sĩ Stuart Campbell, từ Khoa Khoa học Động vật và Thực vật của Đại học Sheffield nhận định.

"Những kết quả từ nghiên cứu cho thấy, côn trùng ăn những lá này sẽ trở nên kém phát triển, chứng tỏ mức độ ô nhiễm không khí cao có thể có tác động tiêu cực lên các cộng đồng sinh vật ăn cỏ", nghiên cứu lưu ý.

Trong khi đó, ông Stuart Campbell nói thêm: "Côn trùng ăn thực vật (côn trùng ăn cỏ) giúp đưa trở lại chất dinh dưỡng thực vật vào đất và bản thân chúng cũng là nguồn thức ăn cho các loài chim hoang dã, bò sát, động vật có vú và nhiều loại côn trùng khác".

Đáng chú ý, các nhà khoa học đang cảnh báo về sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng côn trùng, điều đáng báo động đối với bất cứ ai đang coi trọng thế giới tự nhiên và nguồn thực phẩm trên thế giới, ông Stuart Campbell nhấn mạnh.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Devdiscourse)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa
Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa

Sáng 23/2, Dự án (DA) Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (được tài trợ bởi Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam thông qua WWF-Nauy) và Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh chính thức phát động cuộc thi “Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa- Huế 2023” (Cuộc thi) với mong muốn tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu rác thải nhựa (RTN) tại TP. Huế.

Quân đội quán triệt tư tưởng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Tổng Bí thư
Quân đội quán triệt tư tưởng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Tổng Bí thư

Sáng 20/2, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Tọa đàm khoa học "Quán triệt tư tưởng chỉ đạo trong Cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào thực hiện thắng lợi sự nghiệp quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay".

Hạt vi nhựa đã lấn sâu
Hạt vi nhựa đã lấn sâu

Lần đầu tiên, hạt vi nhựa đã được tìm thấy trong mô tĩnh mạch của con người. Tôi đọc thông tin này trên báo Tin tức điện tử và ngay lúc đó, là nỗi bất an cảm thấy.