Chủ Nhật, 24/07/2016 06:24

OECD: Pháp dẫn đầu thế giới về chi tiêu xã hội

Một nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ngày 23/1 cho thấy, chi tiêu xã hội của Pháp ở mức cao nhất trong thế giới phát triển, so với quy mô của nền kinh tế quốc gia này.

Chính phủ Pháp cắt giảm chi tiêu phúc lợi xã hội trong ngân sách năm 2019Pháp khởi động các cuộc thảo luận về tương lai đất nướcTuổi thọ trung bình ở các nước OECD tăng 10 năm nhờ lối sống tiến bộ

Pháp chi tiêu cho y tế, lương hưu và các dịch vụ xã hội khác ở mức 32% GDP trong năm 2018. Ảnh: Rac

Theo OECD, một tổ chức nghiên cứu liên Chính phủ có trụ sở tại thủ đô Paris (Pháp), chi tiêu cho y tế, lương hưu và các dịch vụ xã hội khác của Pháp đứng ở mức 32% GDP hồi năm ngoái.

Đáng chú ý, số tiền chi tiêu tăng mạnh kể từ năm 1990, khi con số này chỉ chiếm dưới 25% GDP; và gần gấp 3 lần mức chi tiêu ở khoảng 12% GDP trong năm 1960.

Xu hướng này phù hợp với các quốc gia phát triển khác, phản ánh sự phát triển của các nhà nước phúc lợi toàn diện hơn và chi tiêu lương hưu cao hơn khi nhiều người sống lâu hơn.

Tuy nhiên, số tiền chi tiêu của Pháp cao hơn mức trung bình hiện tại là 20,5% GDP được ghi nhận ở 36 quốc gia thành viên OECD, khi lương hưu chiếm một phần lớn trong số các khoản trợ cấp tiền mặt được chi trả mỗi tháng.

Trong khi đó, tại quốc gia láng giềng là Đức, chi tiêu xã hội chỉ đứng ở mức 25% GDP; và ở Mỹ, con số này chỉ chiếm 19%.

Ngoài ra, khi tính đến tất cả các chi tiêu công, chẳng hạn như cảnh sát và quốc phòng, Pháp dẫn đầu khu vực châu Âu với số tiền chi tiêu Chính phủ tương đương 56,5% GDP trong năm 2017, theo dữ liệu mới nhất hiện có.

Chính phủ Pháp đang đặt mục tiêu cắt giảm 3 điểm phần trăm đối với con số này đến cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào năm 2022; điều này có nghĩa là, Paris sẽ tiết kiệm được 65-70 tỷ euro.

Cũng theo nghiên cứu của OECD, xếp ngay sau Pháp là Bỉ và Phần Lan trong số những quốc gia có chi tiêu xã hội lớn nhất, với khoảng 30% GDP ở mỗi quốc gia.

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Pháp đối mặt với hạn chế nước chưa từng có vì hạn hán
Pháp đối mặt với hạn chế nước chưa từng có vì hạn hán

Bộ trưởng Môi trường Pháp Christophe Bechu cho biết, nước này đang chuẩn bị để bắt đầu từ tháng 3 đưa ra các hạn chế sử dụng nước ở nhiều khu vực, một động thái chưa từng có vào thời điểm này trong năm, sau mùa đông khô hạn nhất trong 64 năm qua.

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.