Chủ Nhật, 24/09/2017 06:30

Ổn định sản xuất, giá cả cho cao su

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh-Phan Ngọc Thọ chỉ đạo các cơ quan chức năng, doanh nghiệp “giải cứu” các mặt hàng nông sản; trong đó có cao su...

Xuất khẩu cao su trong 6 tháng đạt hơn 841 triệu USDXuất khẩu cao su giảm trong 2 tháng đầu năm 2019

Người dân vẫn tiếp tục khai thác cao su, nhưng hạn chế sản lượng

Từ khi có dịch bệnh COVID-19, người dân không chỉ lo lắng về sức khỏe, tính mạng mà còn lo đầu ra cho sản phẩm cao su. Điều người dân yên tâm khi Công ty CP Cao su Thừa Thiên Huế (CSTTH) vẫn tiếp tục thu mua sản phẩm với giá ổn định”, ông Hồ A Rực ở xã Hương Phú (Nam Đông) chia sẻ.

Phó Bí thư Đảng ủy xã Hương Phú, ông Hồ Văn Vinh thông tin, thị trường tiêu thụ cao su ở Nam Đông cũng như trên địa bàn tỉnh chủ yếu phụ thuộc vào Trung Quốc và một số nước. Ngay sau khi có thông tin dịch bệnh xảy ra tại Vũ Hán (Trung Quốc), chính quyền địa phương tổ chức các cuộc họp bàn giải pháp ứng phó dịch bệnh, lo đầu ra cho sản phẩm.

Theo đó, địa phương tuyên truyền, vận động và yêu cầu người dân giảm sản lượng, thậm chí tạm dừng khai thác mủ; đồng thời khẩn trương làm việc với Công ty CPCSTTH tiêu thụ toàn bộ sản phẩm đã khai thác, chế biến trước đó; tiếp tục thu mua mủ cho người dân (đã vận động giảm sản lượng khai thác) để ổn định cuộc sống, an sinh xã hội.

Cao su khai thác vẫn được thu mua, giá ổn định

Trong lúc chờ thị trường tiêu thụ, giá cả ổn định, người dân tranh thủ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, “bồi dưỡng” vườn cây. Điều này giúp vườn cao su nhanh chóng phục hồi (sau thời gian khá dài đẩy mạnh khai thác), đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Trong thời điểm ảnh hưởng dịch bệnh, địa phương tuyên truyền nâng cao nhận thức, vận động người dân không chặt bỏ cây cao su chuyển đổi sang mục đích sản xuất khác.

Giám đốc Công ty CPCSTTH, ông Dương Quang Thanh chia sẻ, điều đáng mừng, hầu hết sản lượng mủ cao su, sản phẩm cao su sau khi chế biến đều đã tiêu thụ trước khi xảy ra dịch; một số sản phẩm tiêu thụ kịp thời trước khi thị trường “đóng băng” do COVID-19. Khi xảy ra dịch, công ty khuyến cáo người dân trên địa bàn huyện Nam Đông và một số địa phương như Phong Điền, Phú Lộc... giảm sản lượng khai thác còn khoảng 50%, thậm chí tạm dừng khai thác. Đối với các hộ tiếp tục khai thác (đã giảm sản lượng theo quy định) vẫn được công ty thu mua với giá ổn định nhằm đảm bảo đời sống cho người dân trong điều kiện ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19.

Do ảnh hưởng dịch bệnh nên sản phẩm hiện nay cũng rất khó tiêu thụ, giá bán sản phẩm của Công ty CPCSTTH từ 29 ngàn đồng/kg trước đây, nay giảm còn 27 ngàn đồng/kg. Đây là điều thiệt thòi không chỉ đối với người dân mà cả trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, công ty vẫn duy trì thu mua sản phẩm, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo đời sống cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên và người lao động.

Đến nay, trên toàn địa bàn tỉnh có khoảng 9.100 ha cao su, trong đó có 6.000 ha đang thời kỳ khai thác mủ. Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, sản phẩm cao su phần lớn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng rất lớn đến quá trình khai thác và tiêu thụ sản phẩm. Ngành nông nghiệp và các địa phương đã có các giải pháp ứng phó, hạn chế tối đa thiệt hại cho người dân.

Khi vừa có thông tin dịch bệnh, các đơn vị thu mua, chế biến nhanh chóng bán toàn bộ sản phẩm, chấp nhận giảm giá 1-2 ngàn đồng/kg. Trong thời điểm thị trường “đóng băng”, không thể tiêu thụ sản phẩm do dịch bệnh, các địa phương, người dân tuân thủ quy định, hạn chế khai thác mủ; sản lượng mủ được tiếp tục khai thác bán cho các công ty với giá ổn định...

Bài, ảnh: HOÀNG TRIỀU

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gian nan tìm việc làm
Gian nan tìm việc làm

Nếu chẳng may bị mất việc, phụ nữ tuổi trung niên sẽ gian nan tìm việc làm do các cở sở sản xuất, kinh doanh… chủ yếu tuyển dụng lao động trong độ tuổi từ 18 - 35.

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị
Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó hợp tác xã (HTX) làm khâu trung gian kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sản phẩm đang được ngành nông nghiệp từng bước nhân rộng.