Thứ Năm, 29/12/2016 10:42

Phải đảm bảo sự đồng thuận cao sau khi sắp xếp, hợp nhất đơn vị hành chính cấp xã

Sáng 29/6, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2021. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ.

Kế hoạch thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xãKhẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xãNghị quyết của Bộ Chính trị về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xãSáp nhập xã huyện: Đại biểu Quốc hội hiến kế giải bài toán 1 “ghế” có 2-3 cấp trưởng

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu tại hội nghị

Theo đề án, trên địa bàn không có đơn vị cấp huyện thuộc diện cần tổ chức sắp xếp trong giai đoạn 2019-2021. Về cấp xã, toàn tỉnh có 7 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện cần phải sắp xếp trong giai đoạn 2019-2021, đó là các xã: Hồng Tiến (TX. Hương Trà), Vinh Hải (Phú Lộc), Bắc Sơn, Hồng Quảng và A Đớt (A Lưới), Hương Giang (Nam Đông), Vinh Phú (Phú Vang).  

Nguyên tắc sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã phải đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số; chú trọng, cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán. Việc đặt tên cũng cần đảm bảo yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa và tên gọi cũ của các đơn vị hành chính trước đây; đảm bảo công khai, dân chủ, lấy ý kiến của tri địa phương, đảm bảo sự đồng thuận cao của người dân.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định, đây là chủ trương lớn của Bộ Chính trị, của Chính phủ, Quốc hội, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, gắn với chủ trương tinh gọn bộ máy tinh giản biên chế và thực hiện chế độ tiền lương mới. Qua đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, góp phần phục vụ Nhân dân, cung cấp dịch vụ công cho người dân và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương được tốt hơn.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý, khi sắp xếp sẽ có những tác động nhất định, về mặt tích cực sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho người lao động; phát triển kinh tế làm cho đời sống vật chất được nâng cao, kéo theo các hoạt động văn hóa, tinh thần phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, việc sắp xếp cũng tác động đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, công chức, viên chức; tác động đến đời sống của bộ phận người dân do lối sống, phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa làng xã chưa có sự tương đồng và thống nhất.

“Do đó, đề nghị các cấp, các ngành tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tao sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị và sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân trong quá trình thực hiện đề án. Qua đó, đảm bảo hoàn thiện thể chế về đơn vị hành chính, góp phần huy động mọi nguồn lực, thúc đẩy phát triển KT - XH, nâng cao đời sống Nhân dân, đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội” - Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh.   

Tin, ảnh: Thái Bình

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai nghị quyết bằng những việc làm cụ thể, thiết thực
Triển khai nghị quyết bằng những việc làm cụ thể, thiết thực

“Triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy phải gắn liền với Nghị quyết của Đảng ủy thị trấn và bằng những việc làm cụ thể, thiết thực” là phát biểu biểu chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ tại buổi làm việc với Đảng ủy thị trấn Sịa về tình hình triển khai thực hiện các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, diễn ra chiều 22/2.

Phú Mậu cần đổi mới tư duy trong lãnh, chỉ đạo
Phú Mậu cần đổi mới tư duy trong lãnh, chỉ đạo

Một trong những chỉ đạo và kỳ vọng của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ khi cùng đoàn công tác của Tỉnh ủy làm việc với Đảng ủy, UBND và hệ thống chính trị cơ sở của xã Phú Mậu sáng 2/2 là, cần đổi mới tư duy trong lãnh, chỉ đạo để đạt mục tiêu trở thành phường trong năm 2024.