Thứ Năm, 06/06/2019 15:58

Phấn đấu giải quyết 100% hồ sơ thủ tục hành chính qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử

Đó là mục tiêu hướng đến tại Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số, Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022 vừa được UBND tỉnh ban hành.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp, thực phẩm và phát triển nông thôn từ cơ sở toán – tin học ứng dụngXây dựng giải pháp thông minh, tạo lập thành phố đáng sốngLợi dụng khe suối, vận chuyển gỗ trái phépLấy người dân làm trung tâm trong công tác chuyển đổi sốChuyển đổi số góp phần phòng chống dịch và phục hồi phát triển kinh tế - xã hộiĐẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong xúc tiến thương mạiTại sao việc tránh chuyển đổi số lại có hại cho doanh nghiệp của bạn? Nguyên tắc hoàn chỉnh tại W88Tăng hiệu quả kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

Giao dịch tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh gắn với phòng chống dịch COVID-19 

Theo đó, đối với mục tiêu ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế, phấn đấu đạt 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh; 30% dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) sử dụng chữ ký số trên nền tảng di động để thực hiện TTHC; 90% DVCTT xử lý bằng hồ sơ điện tử; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện được xử lý trên môi trường mạng...

Đối với mục tiêu ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp hướng đến xây dựng thành phố thông minh, phấn đấu đạt 100% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống thông tin Chính phủ điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền...

Đối với mục tiêu phát triển hạ tầng CNTT và an toàn thông tin, phấn đấu đạt 100% tỷ lệ phần mềm quản lý văn bản và điều hành được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử. 100% tỷ lệ cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh tới cấp huyện kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

Ngoài ra, kế hoạch cũng đề ra các nội dung về xây dựng chính quyền số, xây dựng kinh tế số và xây dựng xã hội số.

Tin, ảnh: Thái Bình

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh chủ động đổi mới, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) nhằm xây dựng, hình thành hệ sinh thái số GDNN, đáp ứng nhu cầu của người học trong nền kinh tế số, xã hội số.

Từ sợ đến đam mê công nghệ thông tin
Từ sợ đến đam mê công nghệ thông tin

Đó là câu chuyện của Lê Ngọc Hoàng, 22 tuổi, hiện là sinh viên khóa 43 ngành Công nghệ Thông tin Trường đại học Khoa học, Đại học Huế. Hoàng còn được biết đến là một sinh viên giỏi với nhiều thành tích đáng nể.

Khởi động dự án về liên danh chuyển đổi số trong giáo dục đại học Việt Nam
Khởi động dự án về liên danh chuyển đổi số trong giáo dục đại học Việt Nam

Là đại diện duy nhất tại Việt Nam tham gia đồng trưởng điều hành dự án “DIGI: ĐỔI” - Liên danh chuyển đổi số trong giáo dục đại học (ĐH) Việt Nam, ngày 14/2, Trường ĐH Phú Xuân phối hợp cùng Trường ĐH Liverpool John Moores và Hội đồng Anh British Council (đơn vị tài trợ) tổ chức chương trình khởi động dự án, với sự tham gia của hơn 60 trường ĐH, cao đẳng và THPT trên toàn quốc.