Thứ Năm, 27/06/2019 06:09

Phát huy hiệu quả vốn đầu tư công

Với mục tiêu hoàn thiện kết cấu hạ tầng thiết yếu cho đô thị trung tâm, TP. Huế triển khai kế hoạch đầu tư công (ĐTC) trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021- 2025 nhằm ưu tiên đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, đặc biệt là các xã phường mới sáp nhập vào thành phố từ 1/7.

Đánh giá toàn diện các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biểnKhởi công dự án bảo tồn tu bổ và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan

Lãnh đạo TP. Huế khảo sát để triển khai các DA tại xã Thủy Bằng

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Việc phân bổ vốn ĐTC trung hạn giai đoạn 2021- 2025 nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển; đồng thời ưu tiên đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (KT-XH) thiết yếu, phục vụ thực hiện các mục tiêu, giải pháp và định hướng phát triển KT-XH giai đoạn 2021- 2025. Trong đó, tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù, ưu tiên được dành cho thành phố để góp sức cùng với tỉnh triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, sớm đưa Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, sắp tới thành phố tập trung bố trí vốn để đầu tư các chương trình, dự án (DA) trọng điểm làm cơ sở đẩy mạnh phát triển KT-XH của thành phố, trong đó nguồn vốn ĐTC giữ vai trò chủ đạo, có tính chất là vốn mồi để thu hút có hiệu quả các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác. Để phát huy hiệu quả nguồn vốn, thành phố không bố trí vốn vào các ngành, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác có thể đầu tư; linh động lồng ghép các nguồn vốn của các cấp để đầu tư, phát huy có hiệu quả, đảm bảo sớm hoàn thành, đưa công trình, DA vào khai thác, sử dụng. Đồng thời, tranh thủ tối đa nguồn lực từ Trung ương, tỉnh, nguồn vốn ODA và của các tổ chức nước ngoài; tích cực, chủ động tăng thu, tiết kiệm chi để bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển.

Theo đó, kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 của thành phố hơn 1.464 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu hơn 94 tỷ đồng; ngân sách tỉnh phân cấp cho thành phố quản lý là 453 tỷ đồng; nguồn thu sử dụng đất của thành phố được hưởng hơn 917 tỷ đồng. Ngoài ra, nguồn vốn dự kiến huy động thêm để đầu tư trong giai đoạn 2021- 2025 hơn 3.814 tỷ đồng.

 Từ nguồn vốn này, thành phố triển khai hiệu quả quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, nhất là việc cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực ĐTC, đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn. Đồng thời, đề xuất các cơ chế, chính sách riêng đối với thành phố nhằm huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng đô thị và hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệt sau khi thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính theo Nghị quyết 1264 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư

Để phát huy hiệu quả vốn ĐTC, năm 2022 thành phố đẩy mạnh thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH; tranh thủ nguồn lực Trung ương và của tỉnh, vốn ODA, vốn đầu tư ngoài ngân sách để đầu tư các chương trình, DA trọng điểm. Đồng thời, xác định danh mục các công trình, DA cấp thiết, trọng tâm, trọng điểm cần ưu tiên đầu tư đối với các ngành, lĩnh vực đảm bảo đúng định hướng, nguyên tắc phân bổ.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng để sử dụng nguồn vốn ĐTC đúng mục đích, phát huy hiệu quả đó là bố trí nguồn vốn đầu tư tập trung, tránh dàn trải, manh mún nhằm hoàn thành để đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư; chỉ bố trí vốn cho các công trình, DA đảm bảo thủ tục đầu tư theo quy định. Các DA khởi công mới chỉ được tổ chức đấu thầu và thi công khi đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Mặt khác, thành phố tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn việc sử dụng nguồn vốn ĐTC của các phường, xã nhằm đảm bảo đầu tư đúng quy hoạch, đúng định hướng.

Cùng với nguồn vốn ĐTC, kỳ họp thứ 3 HĐND TP. Huế khóa XIII nhiệm kỳ 2021- 2026 đã thông qua các Nghị quyết đầu tư trên địa bàn, như Nghị quyết điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2021; thông qua danh mục và phân bổ vốn ĐTC năm 2022; dự toán ngân sách năm 2022… Đồng thời, phê duyệt chủ trương đầu tư các DA quan trọng nhằm thúc đẩy KT-XH phát triển, hướng tới hoàn thiện hạ tầng đô thị trên địa bàn, như: DA đường dọc sông Như Ý thuộc khu B - Đô thị mới An Vân Dương; cầu qua sông Nhất Đông nối đường Nguyễn Lộ Trạch; cầu và đường Điềm Phùng Thị nối đến đường quy hoạch; DA đường dọc sông Nhất Đông thuộc khu B - Đô thị mới An Vân Dương; Trường tiểu học Phước Vĩnh, hạng mục khối nhà 3 tầng 5 phòng học, 5 phòng chức năng và không gian đa năng...

Các DA được phê duyệt lần này sẽ triển khai đầu tư và đưa vào hoạt động trong năm 2022 và những năm tới góp phần hoàn thiện hạ tầng đô thị, đưa Huế ngày càng phát triển toàn diện.

Bài, ảnh: Khánh Thư

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả
Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả

Sáng 22/2, Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) trong thực hiện, giám sát và đánh giá Chương trình Giảm phát thải (ER-P)”.

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô
Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc đôn đốc đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội vào ngày 21/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu phải giải ngân đạt ít nhất 95% trong tổng số hơn 711 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023.