Chủ Nhật, 24/05/2020 08:47

Phát sóng rộng rãi bộ phim “Việt Nam - Tổ quốc nhìn từ biển”

Từ ngày 1/12 tới, bộ phim tài liệu “Việt Nam-Tổ quốc nhìn từ biển” do Hãng phim Tài liệu và Điện ảnh Nhân Dân sản xuất sẽ chính thức phát sóng rộng rãi trên hầu hết các kênh, đài truyền hình trong cả nước. Bộ phim được công chiếu vào đúng dịp 40 năm ra đời Công ước về Luật Biển của Liên hiệp quốc và 10 năm Luật Biển Việt Nam.

Phát động cuộc thi “Tìm hiểu biển đảo Việt Nam và đầm phá Thừa Thiên Huế”Bộ Ngoại giao quay clip phim quảng bá du lịch HuếBộ phim “Em và Trịnh” có giá trị đối với mảnh đất và con người Huế

Phim tài liệu “Việt Nam-Tổ quốc nhìn từ biển”. Ảnh: Hãng phim Tài liệu và Điện ảnh Nhân Dân

Bộ phim tài liệu “Việt Nam-Tổ quốc nhìn từ biển” gồm 40 tập, với thời lượng 25-30 phút/tập được thực hiện sản xuất hoàn toàn từ nguồn kinh phí xã hội hóa, do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, cùng một số đơn vị thành viên thuộc tập đoàn như: Liên doanh Việt- Nga Vietsovpetro, Công ty cổ phần Lọc dầu Bình Sơn… đồng hành tài trợ sản xuất, phát sóng.

Cảnh trong phim

Phim tài liệu “Việt Nam-Tổ quốc nhìn từ biển” với nội dung chia làm 3 phần: Khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam; Phát triển kinh tế biển; Đời sống Văn hóa biển, đảo.

Theo ê-kíp làm phim, bộ phim nhằm phản ánh, đề cập, tuyên truyền một cách khá đầy đủ, toàn diện, xuyên suốt một cách có hệ thống khách quan, chân thực, phong phú, nhiều chiều về biển, đảo Việt Nam. Phim cũng hệ thống một cách tổng quát, toàn diện và sâu sắc các vấn đề về biển, đảo Việt Nam từ lịch sử đến hiện tại, nêu rõ vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo trong đời sống người dân Việt từ xa xưa cũng như ngày nay.

Phát sóng rộng rãi bộ phim “Việt Nam - Tổ quốc nhìn từ biển” ảnh 2Một trong những vấn đề quan trọng bộ phim sẽ đề cập đến là những căn cứ lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định và bảo vệ chủ quyền Việt Nam đối với biển đảo và đặc biệt là 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tinh thần quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo được thể hiện rất rõ trong phim Tài liệu “Việt Nam-Tổ quốc nhìn từ biển” qua từng giai đoạn lịch sử, với thông điệp rõ ràng: Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, dù trong trong triều đại phong kiến nào, thể chế chính trị khác nhau, có thể có lợi ích đối kháng… nhưng tinh thần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của người Việt thì luôn luôn được phát huy cao độ...

Đoàn làm phim tác nghiệp trên các tàu làm nhiệm vụ kinh tế

Về phát triển kinh tế biển, bộ phim đề cập các nghề từ xa xưa, trong đó có đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, các vấn đề hiện tại như tác động của biến đổi khí hậu đến các ngành kinh tế biển như thế nào… Phim cũng phản ánh nhiều nội dung về kinh tế biển, quy hoạch cơ sở hạ tầng, vận tải, đóng tàu, phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, du lịch biển, đảo… Đặc biệt là lực lượng ngư dân, những người làm kinh tế biển cũng như các ngành phát triển kinh tế vươn ra biển cũng là những chủ thể quan trọng trong khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.

Đoàn làm phim tại một điểm quay

Ở nội dung Đời sống văn hóa biển đảo, phim đề cập những mặt phong phú của văn hóa biển đảo, từ những phong tục tập quán xa xưa, những di tích, truyền thống, đến những câu chuyện văn hóa liên quan đến biển đảo ở thời kỳ hiện tại..., góp phần vào không gian văn hóa, một đời sống văn hóa, nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc...

Các nhà làm phim tìm kiếm tư liệu cho phim

Nhà báo Nguyễn Lê Anh, Giám đốc Hãng phim Tài liệu và Điện ảnh Nhân Dân, Tổng đạo diễn phim Tài liệu “Việt Nam-Tổ quốc nhìn từ biển” cho biết: “Ngay từ khi đi tìm tư liệu ở trong và ngoài nước cho bộ phim “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh- Biên niên sử truyền hình”, chúng tôi đã tìm thấy nhiều tư liệu, tài liệu quý về việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam được lưu trữ khá cẩn thận ở thư viện, trung tâm lưu trữ nhiều nước. Một số tài liệu, tư liệu liên quan cũng được lưu giữ trong nước tiêu biểu nhất là ngoài các châu bản, mộc bản triều Nguyễn, còn có rất nhiều ghi chép, hình vẽ, bản đồ của các nhà truyền giáo, nhà buôn nước ngoài đến Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước… Khi đó, chúng tôi đã nảy ra ý tưởng làm một bộ phim về chủ quyền biển đảo. Sau này, khi xây dựng kịch bản vào năm 2019, chúng tôi đã quyết định làm một bộ phim tổng thể, toàn diện hơn về biển đảo Tổ quốc, bao gồm cả khẳng định, bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế, đời sống văn hóa biển đảo…”

Các nhà làm phim cũng hy vọng bộ phim “Việt Nam-Tổ quốc nhìn từ biển” sẽ là một sản phẩm truyền thông có ý nghĩa sâu sắc, toàn diện về biển đảo Việt Nam có sức lan tỏa, tạo hiệu ứng tích cực tích cực đối với dư luận xã hội, đông đảo công chúng.

Theo nhandan.vn

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ký kế hoạch phối hợp tuyên truyền biển, đảo năm 2023
Ký kế hoạch phối hợp tuyên truyền biển, đảo năm 2023

Ngày 24/2, tại TP. Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định tổ chức hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền biển đảo giai đoạn 2021-2022, ký kế hoạch phối hợp năm 2023. Trung tướng Nguyễn Văn Bổng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải quân; Chuẩn Đô đốc Mai Trọng Định, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy và Đại tá Nguyễn Thiên Quân, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Vùng 3 cùng hơn 100 cán bộ, chiến sĩ, đại biểu về dự hội nghị.

Ghi ở đảo Cồn Cỏ
Ghi ở đảo Cồn Cỏ

Trên hòn đảo anh hùng Cồn Cỏ, những chiến sĩ hải quân Vùng 3 đang ngày đêm giữ cho ngọn hải đăng không bao giờ tắt, khẳng định cột mốc chủ quyền biển đảo thiêng liêng.

Những cánh thư “vượt sóng” ra Trường Sa
Những cánh thư “vượt sóng” ra Trường Sa

Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, cùng với lương thực, thực phẩm và các mặt hàng Tết như: Đào, quất, cây cảnh... bộ đội Trường Sa, nhà giàn DK1 còn nhận được hàng nghìn lá thư, thiệp chúc Tết của người thân, của các học sinh từ mọi miền Tổ quốc.