Thứ Năm, 15/03/2018 20:38

Phát triển Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia

UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã kết luận như vậy khi làm việc với UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ và lãnh đạo Đại học Huế ngày 15/9 về sự phát triển của Đại học Huế trong thời gian tới.

329 học sinh giỏi, đạt các giải thưởng các cấp trúng tuyển vào Đại học HuếChất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn phải tương xứng với vùng đất hiếu họcNhững mốc thời gian cần nhớ sau khi có điểm thi THPT quốc giaĐại học Việt Nam sẽ được gắn sao để xếp hạng đối sánh chất lượngĐại học Huế cần nhìn vào cơ hội và thách thức để phát triển

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việc

Tiềm năng

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ trao đổi với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cùng các vụ, cục của bộ về một số tình hình giáo dục và đào tạo của tỉnh đầu năm học 2020 – 2021. Trong đó, nhấn mạnh đến công tác phổ cập giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; chấp lượng giáo dục các cấp bậc học; cơ sở, chất lượng đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất; công tác chỉ đạo đổi mới giáo dục của tỉnh; những tồn tại, khó khăn, hạn chế…

“Sau 11 năm thực hiện Kết luận 48 – KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020 và phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia, Đại học Huế đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực công tác. Hiện Đại học Huế có 142 ngành đào tạo đại học; 92 ngành đào tạo thạc sĩ và 56 ngành đào tạo tiến sĩ. Số lượng công bố khoa học của Đại học Huế đăng trên các ấn phẩm khoa học quốc tế uy tính thuộc danh mục ISI (hay WoS) và danh mục Scopus tăng nhanh”, Giám đốc Đại học Huế Nguyễn Quang Linh khẳng định.

Nhiều vấn đề đã được bàn thảo tại buổi làm việc. Bên cạnh nêu bật những kết quả đã đạt được của Đại học Huế trong thời gian qua thì nhiều kiến nghị, đề xuất cũng được đề cập. Giám đốc Đại học Huế Nguyễn Quang Linh kiến nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và Ban xây dựng đề án phát triển Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia của Việt Nam theo tinh thần của Nghị quyết số 83/NQ – CP ngày 27/5/2020 của Chính phủ.

Với trách nhiệm người đứng đầu chính quyền, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đề xuất: “Ngoài quan tâm hỗ trợ cơ sở vật chất và điều kiện để Đại học Huế phát triển thành Đại học Quốc gia theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đầu tư Trường Quốc học Huế là một trong ba trường chất lượng cao của cả nước. Đầu tư nguồn vốn phát triển cơ sở vật chất trường lớp cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh. Bộ cần có chủ trương xây dựng mô hình trường học hạnh phúc, trường học xanh, trường học thông minh và lấy Huế làm mô hình mẫu theo Chỉ thị 31 của Thủ tướng Chính phủ”.  

Để làm rõ hơn sự phát triển của ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu khẳng định: “Một trong những sự kiện nổi bật của tỉnh vừa qua là Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 54. Nghị quyết này có nhiều nội dung lớn liên quan đến Đại học Huế. Do vậy, vị trí, vai trò của Đại học Huế không thể tách rời trong quá trình phát triển của tỉnh”.

Cần những bước đi vững chắc

Kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao sự lãnh, chỉ đạo của tỉnh trong thời gian qua về sự phát triển của Đại học Huế. Thời gian tới, Đại học Huế cần tiến hành rà soát lại đề án để sớm trở thành Đại học Quốc gia.
Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là tên gọi mà là thực lực của Đại học Huế là gì. Đại học Huế cần xây dựng để trở thành khu đô thị đại học với những bước đi căn cơ, vững chắc. Tỉnh và Đại học Huế cần xây dựng đề án đào tạo theo hướng phát triển nguồn nhân lực, nhất là những lĩnh vực khoa học công nghệ, kinh doanh, văn hóa văn nghệ, sư phạm… Sau buổi làm việc này, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ sớm ban hành kết luận liên quan đến những vấn đề đã trao đổi để sớm triển khai thực hiện Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu phát biểu làm rõ hơn sự phát triển của ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh

Những kiến nghị, đề xuất tại buổi làm việc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đồng tình và làm rõ hơn thêm một số vấn đề. Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành Kết luận của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khi làm việc với Đại học Huế. Trong đó khẳng định và thống nhất, phát triển Đại học Huế theo định hướng nghiên cứu, trên cơ sở tự chủ đại học. Đồng ý chủ trương Đại học Huế xây dựng đề án sắp xếp Trường cao đẳng Y tế Thừa Thiên Huế vào Trường đại học Y dược. Ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 để thực hiện dự án giải phóng mặt bằng xây dựng Đại học Huế…

Bài, ảnh: Anh Phong 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm việc tại cà phê sách
Làm việc tại cà phê sách

Chẳng phải tại nhà, cũng không phải thư viện, nhiều bạn trẻ hiện nay lựa chọn cho mình những quán cà phê sách để làm nơi học tập, thư giãn.

Mỗi đảng viên luôn phải tiên phong gương mẫu, đi đầu
Mỗi đảng viên luôn phải tiên phong gương mẫu, đi đầu

Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ tại buổi làm việc với Đảng ủy, UBND và hệ thống chính trị cơ sở thị trấn A Lưới (A Lưới) sáng 21/2. Cùng làm việc còn có đại diện lãnh đạo một số ban Đảng của Tỉnh ủy, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh, Huyện ủy A Lưới và các phòng, ban chuyên môn huyện A Lưới.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xã giao Đoàn công tác Vùng 3 Hải quân
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xã giao Đoàn công tác Vùng 3 Hải quân

Sáng 16/2, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã có buổi tiếp xã giao Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng 3 Hải quân do Đại tá Nguyễn Thiên Quân, Tư lệnh Vùng 3 Hải quân làm trưởng đoàn.

Sinh viên ra trường làm việc trái ngành Muôn vàn lý do
Sinh viên ra trường làm việc trái ngành: Muôn vàn lý do

Học một ngành, làm một ngành là thực tế không xa lạ với nhiều sinh viên (SV) sau khi tốt nghiệp. Thực trạng trên đặt ra câu hỏi: “Lãng phí 4-5 năm học đại học (ĐH), có phải do lỗi từ công tác hướng nghiệp?”.