Thứ Hai, 15/10/2018 08:00

Phát triển dịch vụ logistics: Định hình hướng đi mới

Logistics được xem là chuỗi cung ứng, từ vận chuyển, lưu trữ đến phân phối. Thừa Thiên Huế được đánh giá là địa phương có tiềm năng về dịch vụ logistics nhưng hiện vẫn chưa rõ nét.

Đến 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5-6%Thủ tướng yêu cầu giảm mạnh chi phí logisticsPhát triển chuỗi dịch vụ logistics: Động lực để ngành công nghiệp bứt pháChính phủ bàn giải pháp nâng cao hiệu quả về logisticsThương mại điện tử muốn phát triển không thể thiếu dịch vụ logistics

Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô có nhiều lợi thế phát triển thành trung tâm logistics đồng bộ, hiện đại

Chưa khai thác hết tiềm năng

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, logistics là một ngành dịch vụ quan trọng, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, không riêng ở Thừa Thiên Huế, logistics là ngành có sự phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động giao lưu thương mại.

Lợi thế ở Thừa Thiên Huế, phát triển dịch vụ logistics là hệ thống giao thông hoàn chỉnh, có sân bay, đường bộ, đường sắt nằm trên trục Bắc-Nam; đồng thời nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây nối với các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam.

Thừa Thiên Huế có cảng biển Chân Mây được xem là yếu tố cung ứng quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng logistics phục vụ ngành công nghiệp, khi hầu hết nguyên vật liệu, sản phẩm đầu ra, đầu vào được vận chuyển bằng đường biển. Hiện, cảng Chân Mây đã đón tàu hàng trọng tải 50 nghìn tấn và trong vài tháng đến có bến số 2 và 3 hoàn thiện đưa vào hoạt động có thể đón tàu có trọng tải 70 nghìn tấn.

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị dành cho logistics ở các bến bãi neo đậu cho các chuyến tàu chở hàng, xếp dỡ hàng tại cảng Chân Mây, Thuận An chưa đáp ứng vì chưa có nhiều container lưu trữ quy mô khiến chiến lược phát triển logistics bị hạn chế, đội chi phí, giảm sức cạnh tranh.

Các khu công nghiệp như Phú Bài, Phong Điền, Phú Vang chỉ đang giai đoạn đầu tư. Hệ thống kết nối thông tin giữa doanh nghiệp (DN) kinh doanh kho bãi với cơ quan hải quan chưa được triển khai đồng bộ. Các DN kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh chưa đủ mạnh để đầu tư phương tiện có trọng tải lớn cả đường bộ và đường thủy. Nhiều đơn vị tham gia chuỗi cung ứng logistics, nhưng nhỏ lẻ, manh mún, thiếu liên kết, nhất là lĩnh vực vận tải. Nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ logistics ở địa phương còn hạn chế, thiếu chuyên nghiệp.

Giao thông ở KCN Phong Điền đã đồng bộ giúp lưu thông hàng hóa thuận lợi

Không chần chừ

Mới đây, UBND tỉnh tổ chức hội nghị bàn kế hoạch phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo để tạo tính bứt phá cho lĩnh vực này.

Nhiều chuyên gia, lãnh đạo sở, ngành, địa phương thống nhất quan điểm là phát triển dịch vụ logistics để làm gia tăng sự gắn kết phát triển sản xuất hàng hóa, tạo động lực cho ngành công nghiệp địa phương bứt phá. Dịch vụ logistics đồng bộ, hiện đại lành mạnh sẽ tạo cơ hội bình đẳng cho các DN, giảm chi phí vận chuyển, giảm các chi phí sản xuất, thu hút đầu tư phát triển các lĩnh vực công, nông nghiệp ở Thừa Thiên Huế.

Ông Nguyễn Lương Bảy, Phó Giám đốc Sở Công thương thông tin, theo kế hoạch mục tiêu đến năm 2025, các huyện, thị xã trên địa bàn đều có các trung tâm logistics và trở thành trung tâm dịch vụ nòng cốt trong lưu thông và phân phối hàng hóa, phục vụ đắc lực cho sản xuất, tiêu dùng hàng hóa trong tỉnh và xuất khẩu, góp phần giảm chi phí thời gian trong việc trung chuyển hàng hóa cho các đơn vị, DN để nâng cao năng lực cạnh tranh trong vùng, khu vực miền Trung. Đạt mục tiêu này không chỉ cần cơ chế chính sách hợp lý, sự kết nối liên thông với ban ngành chức năng mà còn phải chú trọng quy hoạch, đầu tư hạ tầng nhà xưởng, bến bãi; đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên nghiệp ứng dụng các công nghệ mới trong phát triển dịch vụ logistics...

Theo đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, dù dịch vụ logistics ở Thừa Thiên Huế đang ở bước “khởi đầu” nhưng rất có tiềm năng phát triển. Tính ở các khu vực cảng biển đã có nhiều lợi thế. Ở đây không chỉ là những trung tâm nhận, chuyển hàng mà còn phải đảm bảo lưu trữ, giao nhận, phân phối. Ngành cảng biển nói riêng và logistics nói chung ở Thừa Thiên Huế phát triển sau nên cần có sự tính toán phù hợp trong quy hoạch, bởi nhìn lại hầu hết cảng biển trong cả nước rất nhanh quá tải.

Hiện nay, ở khu vực tiếp giáp các bến cảng Chân Mây đã có quy hoạch 2 trung tâm dịch vụ logistics với diện tích khoảng 45ha. Đây là những quỹ đất Ban quản lý các Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh đang phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các danh mục kêu gọi đầu tư khu dịch vụ logistics đồng bộ, hiện đại, như hệ thống kho ngoại quan, kho tổng hợp chứa hàng rời, kho lạnh, bãi tập kết container, hàng hóa thông thường; khu văn phòng điều hành, dịch vụ hải quan, tài chính...

Ông Nguyễn Văn Phương, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, phát triển dịch vụ logistics bài bản, đúng nghĩa sẽ trở thành một ngành dịch vụ, gắn với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu mang lại giá trị kinh tế, đóng góp vào ngân sách nhà nước rất cao. Thừa Thiên Huế cũng được đánh giá là một thị trường tiềm năng, hấp dẫn cho sự phát triển của ngành dịch vụ logistics. Thực tế cho thấy, hàng năm tổng kim ngạch xuất khẩu ở Thừa Thiên Huế không nhỏ, như năm 2020 dù ảnh hưởng COVID-19 nhưng giá trị đạt gần 1,5 tỷ USD.

Từ bây giờ phải tăng tốc, tạo một hướng đi mới cho dịch vụ logistics, trước hết các ban ngành chức năng phải rà soát tổng thể những điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, hạn chế, sớm tham mưu lãnh đạo tỉnh xây dựng phát triển dịch vụ này đồng bộ, hiện đại, nằm trong định hướng phát triển của cả khu vực miền Trung, đảm bảo hàng hóa thông thương, xuất nhập khẩu, kết nối thị trường quốc tế...

Bài, ảnh: Minh Văn

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm đến mới, dịch vụ mới
Điểm đến mới, dịch vụ mới

Với những tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, địa lý và văn hóa, Hương Trà đang tích cực tìm hướng đi mới để phát triển du lịch, dịch vụ.

Sản phẩm mới của Prudential lọt TOP 10 sản phẩm - dịch vụ tin dùng của năm chỉ sau bốn tháng ra mắt
Sản phẩm mới của Prudential lọt TOP 10 sản phẩm - dịch vụ tin dùng của năm chỉ sau bốn tháng ra mắt

Tại sự kiện trao giải diễn ra vào tháng 12/2022, PRU-Thiết Thực – sản phẩm bảo hiểm mới nhất của Prudential Việt Nam đã đạt TOP 10 Sản phẩm – Dich vụ tin dùng Nhóm ngành Ngân hàng - Tài chính – Bảo hiểm trong Top 100 Sản phẩm – Dịch vụ tin dùng. Chỉ sau 4 tháng ra mắt, sản phẩm đã nhanh chóng được thị trường đón nhận, ghi dấu cho những nỗ lực không ngừng nghỉ để cải tiến sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng của Prudential Việt Nam.

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Nhân rộng và phát triển các mô hình sinh kế giảm nghèo
Nhân rộng và phát triển các mô hình sinh kế giảm nghèo

Kết quả đạt được trong thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo và giảm nghèo bền vững của tỉnh trong thời gian qua phải kể đến những mô hình phát triển sinh kế đưa về các địa phương, hộ dân một cách kịp thời và thiết thực.