Thứ Bảy, 07/09/2013 14:56

Philippines cảnh báo: IS đang tìm chỗ đứng ở miền nam đất nước

Người đứng đầu của một nhóm nổi dậy Hồi giáo Philippines hôm nay (7/3) cảnh báo, lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) đang cố gắng tận dụng sự thất vọng của người dân ở khu vực phía nam đất nước để thiết lập thành trì, sau khi Quốc hội Philippines không thông qua dự luật tự chủ cho khu vực này như trong thỏa thuận hòa bình trước đó.
Chủ tịch Murad Ebrahim của nhóm Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF). Ảnh: AP.

Chủ tịch Murad Ebrahim của nhóm Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF) - nhóm phiến quân Hồi giáo lớn nhất Philippines cho biết, trong năm qua, các chiến binh IS đã cố gắng tuyển dụng những người ủng hộ ở khu vực Mindano, tuy nhiên nhóm của ông đã rất nổ lực để thuyết phục họ rằng, hiệp ước hòa bình đã ký kết với chính phủ hồi năm 2014 chính là giải pháp tốt nhất.

Mặc dù vậy, ông cho rằng sự chậm trễ trong việc ban hành các đạo luật nhằm thiết lập một khu vực tự trị có quyền lực lớn hơn và tài trợ tốt hơn cho những người Hồi giáo thiểu số dẫn đến sự thất vọng trong lòng người dân mà qua đó, IS và các nhóm nổi dậy cứng rắn khác có thể tận dụng để kích động và lôi khéo.

"IS đã có một số nỗ lực để thâm nhập nhưng chúng đã không thành công trong việc xây dựng một thành trì ở Mindanao," ông nói trong cuộc họp báo. "Nhưng giờ đây, sau khi dự luật nói trên không được thông qua, chúng tôi đang rất lo ngại rằng bọn chúng có thể tận dụng điều này, bởi vì sự thất vọng của người dân trong khu vực hiện đang rất cao".

Hồi tháng 3/2014, Chính phủ Philippines và Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro đã ký một thỏa thuận hòa bình lịch sử do Malaysia làm trung gian, chấm dứt 4 thập kỷ bạo lực ở miền Nam Philippines làm 150.000 người thiệt mạng và kìm hãm sự phát triển của khu vực nghèo nhất đất nước này.

Theo thỏa thuận, một dự luật đã được trình lên Quốc hội để tạo ra các khu vực tự trị được gọi là Bangsamoro. Tuy nhiên, dự luật sớm bị đình trệ bởi sự tức giận sau vụ 44 lính cảnh sát quốc gia bị thiệt mạng hồi năm ngoái trong khi chiến đấu với lực lượng có liên quan đến một số chiến binh từ nhóm Moro.

Các nhà lập pháp đã kết thúc phiên họp thường kỳ vừa qua vào tháng trước mà không thông qua dự luật nói trên.

Ông Murad cho biết nhóm của ông có thể sẽ không hoàn toàn từ bỏ đấu tranh vũ trang, nhưng khẳng định sẽ không trở lại với bạo lực, miễn là tiến trình hòa bình có cơ hội tiến triển. Ông bày tỏ hy vọng rằng vị tổng thống mới – được bầu vào cuối năm nay, sẽ hỗ trợ và tiếp tục các nỗ lực vì hòa bình.

Tố Quyên (Lược dịch từ AFP & Abcnews)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP
Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP

Tối 21/2, Philippines vừa chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), với hy vọng hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này có thể giúp Philippines thu hút việc làm tốt hơn, cùng với đó là cung cấp hàng hóa rẻ hơn trong bối cảnh lạm phát cao kỷ lục.

Tăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn của ASEAN có thể giảm trong năm 2023
Tăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn của ASEAN có thể giảm trong năm 2023

Các nền kinh tế lớn của ASEAN, vốn dường như đang tăng trưởng trở lại sau các tác động của đại dịch COVID-19, có thể sẽ phải đối mặt với triển vọng tăng trưởng khó khăn hơn trong năm tới do lãi suất thắt chặt trên toàn cầu, đặc biệt là các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cộng với đó là thị trường Trung Quốc hạ nhiệt do tác động của các chính sách nghiêm ngặt để chống dịch.

Lần đầu tiên sau 8 năm, Australia hạ mức độ đe dọa từ khủng bố
Lần đầu tiên sau 8 năm, Australia hạ mức độ đe dọa từ khủng bố

Hôm nay (28/11), Australia đã lần đầu tiên sau 8 năm hạ mức độ đe dọa khủng bố từ “có thể xảy ra” xuống mức “có thể” (tương đương từ mức cao xuống mức trung bình), với lý do nguy cơ bị những kẻ cực đoan tấn công đã giảm xuống, tin từ Reuters cho biết.