Thứ Năm, 10/07/2014 14:58

Philippines: Cướp biển tấn công tàu đánh cá

Những kẻ có vũ trang đã sát hại 8 ngư dân trong một vụ việc được coi là một cuộc tấn công của hải tặc ở vùng biển nguy hiểm miền nam Philippines, phát ngôn viên của lực lượng bảo vệ bờ biển nước này hôm nay (10/1) cho biết.

Cướp biển đổ về Đông Nam ÁCảnh báo tàu Việt Nam về nạn cướp biển ở Malaysia và PhilippinesPháp triển khai biện pháp an ninh trấn an khách du lịch châu ÁNạn cướp biển giảm thấp nhất trong 20 năm qua

Khoảng 20 người bị bắt giữ trong một vụ cướp biển tấn công hồi năm ngoái ở Philippines. Ảnh: Themalaymailonline

Vụ cướp biển này diễn ra trong bối cảnh quân đội Philippines đặt thời hạn 6 tháng để chấm dứt mối đe dọa từ các chiến binh Hồi giáo, bao gồm cả những vụ tấn công được thực hiện trên các tàu chở hàng ở phía nam, nơi mà cuộc nổi dậy kéo dài ngày càng trầm trọng thêm bởi sự ảnh hưởng ngày càng tăng của các nhóm chiến binh Nhà nước Hồi giáo IS.

Trong năm ngoái, khoảng 20 thủy thủ và khách du lịch đã bị lực lượng IS bắt giữ trong các vụ tấn công tàu kéo và du thuyền ở Celebes và biển Sulu, làm gia tăng mối lo ngại giữa các quan chức quốc phòng từ Indonesia, Malaysia và Philippines về lực lượng Hồi giáo và hải tặc.

Phát ngôn viên của lực lượng tuần duyên Philippine - ông Armand Balilo cho biết, một tàu đánh cá Philippines với 15 thủy thủ trên tàu hoạt động ở đảo Laud Siromon gần bán đảo Zamboanga vào đêm qua đã bị 5 người đàn ông có vũ trang tấn công.

"Những kẻ tấn công đã nổ súng vào ngư dân", ông Balilo nói và cho biết, 8 người đã thiệt mạng, trong khi 5 người khác nhảy xuống biển và bơi đến một hòn đảo gần đó. Hai người còn lại trên tàu không bị thương tổn gì.

"Chúng tôi coi đây là một cuộc tấn công cướp biển. Nếu đây là những chiến binh Hồi giáo, các thuyền viên sẽ bị bắt làm tù binh và bị giam giữ để đòi tiền chuộc", ông Balilo nói thêm, đồng thời tiết lộ rằng, những kẻ tấn công đã chạy trốn trong bóng tối và 2 tàu bảo vệ bờ biển đã được điều đến khu vực này để tìm chúng.

Tháng trước, một tàu container đã đẩy lùi cuộc tấn công của các thành viên nhóm Abu Sayyaf có liên kết với Hồi giáo Nhà nước - những kẻ đã cố gắng lên tàu và bắt cóc phi hành đoàn, lực lượng bảo vệ bờ biển cho biết.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana, quân đội đã được lệnh phải chấm dứt các mối đe dọa từ Abu Sayyaf trong vòng 6 tháng, với nhiều quân bổ sung được đổ vào khu vực này.

"Đó là mục tiêu của chúng tôi", Bộ trưởng Lorenzana nói với các phóng viên. "Chúng tôi sẽ phải làm tất cả mọi thứ có thể, kết hợp các hoạt động quân sự và các dự án phát triển để chấm dứt những vụ tấn công mà bọn chúng đang làm", ông nói.

Nhóm Abu Sayyaf có quy mô nhỏ nhưng bạo lực, nổi tiếng ở phía nam về các vụ bắt cóc, tống tiền, và giết người, đã bắt giữ khoảng 20 tù nhân, bao gồm công dân các nước Hà Lan, Đức, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & Themalaymailonline)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP
Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP

Tối 21/2, Philippines vừa chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), với hy vọng hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này có thể giúp Philippines thu hút việc làm tốt hơn, cùng với đó là cung cấp hàng hóa rẻ hơn trong bối cảnh lạm phát cao kỷ lục.

Xứng danh tám chữ vàng “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”
Xứng danh tám chữ vàng “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”

Thực hiện chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ tháng 5 năm 1967, Khu ủy Trị Thiên Huế đã ra nghị quyết (NQ) mở cuộc Tổng tiến công toàn diện Đông - Xuân 1967-1968. Mọi công việc chuẩn bị cho chiến dịch đã diễn ra hết sức khẩn trương, bền bỉ, thầm lặng trên cả ba vùng chiến lược, trọng điểm là thành phố Huế.

Tăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn của ASEAN có thể giảm trong năm 2023
Tăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn của ASEAN có thể giảm trong năm 2023

Các nền kinh tế lớn của ASEAN, vốn dường như đang tăng trưởng trở lại sau các tác động của đại dịch COVID-19, có thể sẽ phải đối mặt với triển vọng tăng trưởng khó khăn hơn trong năm tới do lãi suất thắt chặt trên toàn cầu, đặc biệt là các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cộng với đó là thị trường Trung Quốc hạ nhiệt do tác động của các chính sách nghiêm ngặt để chống dịch.