Thứ Ba, 14/07/2015 07:16

Philippines sơ tán người dân do núi lửa Mayon phun trào

Chiều ngày 14/1, cơ quan phòng chống thiên tai Philippines ra thông báo khẩn, buộc người dân sinh sống xung quanh khu vực núi lửa Mayon (tỉnh Albay) nhanh chóng di tản khỏi khu vực nguy hiểm, sau khi ngọn núi này phun cột tro cao đến 2.500m.

Papua New Guinea: Núi lửa bất ngờ phun tro, hơn 500 dân phải sơ tánIndonesia: Núi lửa Agung tiếp tục phun tràoNúi lửa trở mình, du lịch lao đaoSân bay quốc tế Bali mở cửa trở lạiIndonesia tăng thêm 100 xe buýt chở du khách khỏi Bali

Núi lửa Mayon nhìn từ cánh đồng lúa ở Daraga, Albay ở miền trung Philippines. Ảnh: Reuters

Đây là lần đầu tiên ngọn núi lửa này tái hoạt động kể từ sau trận phun trào vào năm 2014. Được biết, lần tàn phá nghiêm trọng nhất của núi lửa Mayon là vào tháng 2/1841, khi dòng dung nham chôn vùi một thị trấn khiến 12 ngàn người bị chết.

Hiện giới chức Philippines đang duy trì cảnh báo mức 1 đối với núi lửa Mayon. Điều này có nghĩa núi lửa đang trong điều kiện bất thường song sẽ không phun trào dung nham. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tính mạng cho người dân, lệnh sơ tán vẫn nhanh chóng được triển khai thực hiện phòng khi xảy ra trường hợp bất trắc.

Với mức cảnh báo này, người dân được khuyến cáo không tiếp cận núi lửa trong phạm vi 6km. Hiện vẫn chưa có bất kỳ thông báo chính thức nào về số lượng người dân phải di chuyển đến khu vực an toàn.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP
Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP

Tối 21/2, Philippines vừa chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), với hy vọng hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này có thể giúp Philippines thu hút việc làm tốt hơn, cùng với đó là cung cấp hàng hóa rẻ hơn trong bối cảnh lạm phát cao kỷ lục.

Tăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn của ASEAN có thể giảm trong năm 2023
Tăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn của ASEAN có thể giảm trong năm 2023

Các nền kinh tế lớn của ASEAN, vốn dường như đang tăng trưởng trở lại sau các tác động của đại dịch COVID-19, có thể sẽ phải đối mặt với triển vọng tăng trưởng khó khăn hơn trong năm tới do lãi suất thắt chặt trên toàn cầu, đặc biệt là các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cộng với đó là thị trường Trung Quốc hạ nhiệt do tác động của các chính sách nghiêm ngặt để chống dịch.