Chủ Nhật, 30/12/2018 14:17

Phòng chống dịch COVID-19 gắn với phục hồi kinh tế

Cùng với việc mở rộng địa giới hành chính, TP. Huế đang triển khai quyết liệt các giải pháp phòng chống dịch COVID-19 trong trạng thái mới, đồng thời phục hồi sản xuất kinh doanh và kích cầu du lịch.

Bệnh viện Trung ương Huế hỗ trợ Phú Yên chống dịch COVID-19Phát hiện xe tải cố tình vi phạm các quy định phòng chống dịch COVID-19Thủ tướng động viên, kiểm tra công tác chống dịch, hoạt động sản xuất kinh doanh tại tâm dịch TPHCM

Nhà máy may tại Cụm công nghiệp An Hoà đang nỗ lực sản xuất để gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu

Những tháng đầu năm 2021, TP. Huế triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh vừa duy trì sản xuất kinh doanh, vừa phòng chống dịch COVID-19. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, một số chỉ tiêu đã đạt và vượt, trong đó tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 19.895 tỷ đồng, tăng 14,58% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt gần 4.894 tỷ đồng, tăng 11,22%; thu ngân sách 699 tỷ đồng, đạt 71% dự toán; giải ngân vốn xây dựng cơ bản đạt 205,7 tỷ đồng/288,7 tỷ đồng, đạt 71,23% kế hoạch.

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, bên cạnh những kết quả đạt được, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên hoạt động sản xuất kinh doanh có chiều hướng suy giảm và có thể tiếp tục bị ảnh hưởng trong thời gian tới, ngành du lịch còn gặp nhiều khó khăn do vắng khách.

Cùng với sản xuất kinh doanh, công tác xây dựng, quy hoạch và chỉnh trang đô thị tiếp tục được chú trọng. Từ đầu năm đến nay, thành phố đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án (DA) trọng điểm như, DA di dời dân cư, giải phóng mặt bằng (GPMB) khu vực I di tích Kinh thành Huế, DA Cải thiện môi trường nước TP. Huế, chỉnh trang công viên 2 bờ sông Hương và DA chỉnh trang các tuyến đường trung tâm thành phố.

Một trong những DA quan trọng thành phố tập trung triển khai và đẩy nhanh tiến độ là DA di dời dân cư, GPMB khu vực I di tích Kinh thành Huế. Đến nay, đã phê duyệt phương án đền bù, giải tỏa các khu vực Thượng Thành, Eo Bầu, Hộ Thành Hào và Tuyến Phòng Lộ. Có 3.187 hộ bị ảnh hưởng, đã phê duyệt bố trí tái định cư (TĐC) 1.870 lô. Quá trình thực hiện DA đảm bảo tính dân chủ, công khai minh bạch, rõ ràng; đảm bảo chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC đúng người, đúng đối tượng, đúng theo khung chính sách đã được Chính phủ phê duyệt và theo các quy định, khung chính sách hiện hành.

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, đến nay tổng số tiền phê duyệt đền bù tại khu vực Thượng Thành, Eo Bầu, Hộ Thành Hào và Tuyến Phòng Lộ là 1.088 tỷ đồng; tổng số tiền đã chi trả 797.1/1.088 tỷ đồng, đạt tỷ lệ: 73,3%. Về GPMB khu vực hồ Tịnh Tâm đã cơ bản hoàn thành công tác kiểm kê, với khoảng 230 hộ, kinh phí khoảng 178,6 tỷ đồng, phấn đấu hoàn thành công tác phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC và tổ chức bốc thăm nhận đất TĐC trước ngày 30/6/2021. Về khu di tích Trấn Bình Đài (Mang Cá con) với khoảng 168 hộ, chi phí 52 tỷ đồng, đã hoàn thành công tác kiểm kê và thu thập hồ sơ liên quan, sẽ hoàn thành công tác phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC và tổ chức bốc thăm nhận đất TĐC trước ngày 30/7/2021.

Từ nay đến cuối năm, TP. Huế triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025, đẩy mạnh các chương trình, đề án phát triển kinh tế trên cơ sở các Nghị quyết 1264 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc TP. Huế; Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045...

Hiện, thành phố tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, tìm kiếm các sản phẩm dịch vụ mới phục vụ du lịch, đa dạng hóa thị trường, cơ cấu lại nguồn khách, khai thác tốt các tiềm năng du lịch sau khi dịch COVID-19 được khống chế. Triển khai đề án hoàn thiện các sản phẩm du lịch, dịch vụ về đêm trên địa bàn TP. Huế giai đoạn 2021- 2025 và định hướng đến năm 2030, đồng thời tiếp tục xây dựng tuyến phố văn minh thương mại.

Bài, ảnh: Liên Minh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.

OPEC Giá dầu có khả năng sẽ phục hồi trong năm nay
OPEC: Giá dầu có khả năng sẽ phục hồi trong năm nay

Giá dầu có thể sẽ phục hồi trong năm 2023, với số lượng ngày càng tăng các dự báo cho thấy khả năng quay trở lại mức 100 USD/thùng, Hãng thông tấn Reuters dẫn lời các quan chức từ các quốc gia thành viên thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho hay.