Thứ Hai, 08/06/2020 10:00

Quan tâm hỗ trợ để phát triển sản xuất - kinh doanh, ổn định đời sống

Đó là tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân thông qua báo cáo tình hình khôi đại đoàn kết toàn dân và hoạt động của Mặt trận các cấp tham gia xây dựng chính quyền năm 2022, do Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Nam Tiến trình bày tại Kỳ họp lần thứ năm, HĐND tỉnh khóa VIII diễn ra sáng 7/12.

Xây dựng khối đại đoàn kết góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực Bắc Trung BộMặt trận các tỉnh Bắc Trung Bộ bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại xã Phú DươngNiềm vui từ những ngôi nhà “Đại đoàn kết”Sức mạnh của ngày hội toàn dânĐoàn kết để phát triểnNgày hội của Nhân dânPhát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân

Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Nam Tiến thông báo về tình hình đại đoàn kết toàn dân tại HĐND tỉnh

Đạt nhiều kết quả rất quan trọng

Theo đó, từ đầu năm 2022 đến nay, trước những biến động rất nhanh, phức tạp, khó lường của tình hình thế giới và khu vực; cùng với hậu quả nặng nề của đại dịch COVID-19 đã làm suy giảm tăng trưởng kinh tế, lạm phát tăng cao; giá xăng dầu, nguyên vật liệu có nhiều biến động mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều ngành, lĩnh vực. Cùng với dịch bệnh, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp vào những tháng cuối năm gây nhiều thiệt hại cho sản xuất kinh doanh và đời sống của Nhân dân.

Dưới sự lãnh đạo sâu sát của Tỉnh ủy, sự giám sát của HĐND tỉnh và sự đồng lòng, nỗ lực vượt bật của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân; UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt, điều hành linh hoạt, có hiệu quả nhiều giải pháp và đạt được kết quả rất quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực quản lý nhà nước.

Nổi bật là tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo vệ, chăm lo sức khỏe và an sinh xã hội cho nhân dân; công tác hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, kinh tế tiếp tục được duy trì; các lĩnh vực văn hóa, xã hội được đầu tư, chú trọng, đời sống Nhân dân được cải thiện. Công tác đối ngoại Nhà nước, đối ngoại Nhân dân được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả tích cực; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, khối đại đoàn kết toàn dân dẫn tiếp tục được tăng cường, củng cố đã góp phần phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tăng hơn so với năm 2021, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và kế hoạch đề ra.

Hỗ trợ để phát triển sản xuất - kinh doanh

Một trong những khó khăn là nhiều doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, ảnh hưởng đến đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Ảnh: Hải Thuận 

Phấn khởi trước những kết quả đã đạt được, tuy nhiên, trước những vấn đề còn khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, Nhân dân bày tỏ một số tâm tư, nguyện vọng gửi đến HĐND tỉnh, các vị đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp thứ V một số vấn đề chính để tiếp tục quan tâm giải quyết theo quy định.

Thứ nhất, giá cả xăng dầu, biến động, chỉ số lạm phát gia tăng; giá cả nguyên vật liệu, vật tư đầu vào duy trì ở mức cao trong khi đầu ra thiếu ổn định, dịch bệnh gia súc, gia cầm tiềm ẩn những yếu tố rủi ro cao, nhiều doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng đã ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, việc làm, thu nhập của người lao động. Công tác cải cách thủ tục hành chính có nhiều chuyển biến nhưng việc thực hiện cấp độ 3, cấp độ 4 còn chưa nhiều.

Thứ hai, về an ninh trật tự vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro nhất là trên môi trường mạng; tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, ma túy ngày càng phức tạp; tình trạng bạo lực học đường; tai nạn giao thông, công tác phòng, chống cháy nổ,... chưa thực sự thuyên giảm, có vụ việc hậu quả có dấu hiệu nghiêm trọng hơn.

Thứ ba, sự biến đổi dị thường của thời tiết, khí hậu, hiện tượng lượng mưa lớn làm ngập lụt diện rộng gây thiệt hại nặng nề ở vùng trũng, sạt lở vùng ven sông, ven biển tại các địa phương làm mất nhà, mất đất sản xuất của người dân.

Thứ tư, các dự án đã được giao đất nhưng không hoặc chậm triển khai vẫn tồn tại nhiều năm, gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, lãng phí tài nguyên đất, các tài nguyên, khoáng sản khác vẫn chưa giải quyết dứt điểm.

Thứ năm, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở một số địa phương, nhất là huyện A Lưới còn nhiều khó khăn cần được quan tâm giúp đỡ, đầu tư về nhiều lĩnh vực.

Nhân dân các địa phương, đồng bào vùng dân tộc thiểu số bày tỏ mong muốn Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các ngành liên quan và các địa phương tiếp tục quan tâm, hỗ trợ để phát triển sản xuất - kinh doanh, ổn định đời sống. Tiếp tục kêu gọi đầu tư hoặc có các biện pháp quản lý, phát huy tiềm năng tài nguyên đất đai nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 – 2025, góp phần thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đã ban hành về công tác giảm nghèo bền vững, xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn mình....

Tin, ảnh: THÁI BÌNH

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ hợp thứ 5, HĐND TP Huế khoá XIII Thông qua 7 Nghị quyết quan trọng
Kỳ hợp thứ 5, HĐND TP. Huế khoá XIII: Thông qua 7 Nghị quyết quan trọng

Bước sang ngày làm việc thứ hai, ngày 13/12, Kỳ họp thứ 5, HĐND TP. Huế khoá XIII thảo luận về nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội (KT- XH) năm 2023, đồng thời tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn dưới sự điều hành trực tiếp của Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP. Huế Phan Thiên Định.

Chất vấn và trả lời chất vấn  Nóng dự án chậm tiến độ, ách tắc giao thông, dịch chuyển nhân lực y tế
Chất vấn và trả lời chất vấn: ''Nóng" dự án chậm tiến độ, ách tắc giao thông, dịch chuyển nhân lực y tế....

Quy hoạch chung của tỉnh và một số quy hoạch ngành chưa được phê duyệt dẫn đến các dự án (DA) chậm tiến độ; ngập cục bộ tại các địa phương khi mưa to; ách tắc giao thông và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông; dịch chuyển nhân lực y tế từ công sang tư; thiếu thiết chế văn hóa; thiếu giáo viên là những vấn đề “nóng” được chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa VIII, diễn ra chiều 9/12.