Chủ Nhật, 13/07/2014 14:07

Quốc gia nào có nhiều người di cư nhất thế giới?

Hãng tin ANN ngày 13/1 trích dẫn số liệu của Liên Hiệp quốc (LHQ) cho hay, Mỹ vẫn là quốc gia có số lượng người di cư lớn nhất trên thế giới. Đây là nơi sinh sống của 19% người di cư toàn cầu.

2016: Năm "chết chóc" nhất đối với người di cư và tị nạnNhìn lại thế giới năm 2016: EU vẫn lúng túng giữa vòng luẩn quẩnThế giới hiện có bao nhiêu người di cư?WHO kêu gọi các nước tập trung vào sức khỏe của người di cưUNHCR: Hơn 1,19 triệu người cần tái định cư trong năm 2017

Mỹ là điểm đến phổ biến nhất đối với người di cư trên thế giới. Ảnh: Marcapolitica

Trong số các nước châu Á, chỉ có Ấn Độ, Pakistan và Thái Lan nằm trong danh sách top 15 quốc gia tiếp nhận người di cư trong năm 2015. Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ 2 trên thế giới đã có 5 triệu người di cư vào năm 2015, trong khi quốc gia có dân số ít hơn là Pakistan và Thái Lan tiếp nhận 4 triệu người di cư tại mỗi nước.

Trong năm 2000, số người di cư ở Mỹ đạt 35 triệu người, trong khi vào năm 2015, con số này tăng lên đến 47 triệu người, theo dữ liệu của Tổ chức Di trú Quốc tế.

Ngay sau Mỹ là Nga, đất nước có số lượng người di cư lớn thứ 2 trên thế giới (12 triệu người) trong năm 2000, tiếp đó là Đức (9 triệu người), Ấn Độ (6 triệu USD người) và Pháp (6 triệu người).

Các nước khác trong danh sách bao gồm Ukraine (6 triệu người), Canada (6 triệu người), Saudi Arabia (5 triệu người), Anh (5 triệu người). Australia và Pakistan tiếp nhận 4 triệu người di cư/nước, trong khi Kazakhstan, Iran và Trung Quốc là nơi sinh sống của 3 triệu người di cư/nước vào năm 2000. Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất có 2 triệu người di cư trong cùng năm, số liệu của LHQ cho biết thêm.

Việc xác định chính xác ai là “người di cư" là điều khó khăn. Tuy nhiên, theo Đại học Oxford, người di cư có thể được xác định bằng việc họ sinh ra ở nước ngoài, bằng quốc tịch nước ngoài, hay bằng việc họ di chuyển vào một đất nước mới để sinh sống tạm thời hoặc dài hạn.

Năm 2015, Đức và Nga đã tiếp nhận 12 triệu người di cư ở mỗi nước, sau đó là Saudi Arabia với 10 triệu người di cư. Tại châu Âu, Pháp (8 triệu người), Tây Ban Nha (6 triệu người) và Italy (6 triệu người) trở thành những quốc gia phổ biến đối với người dân di cư. Trong số các quốc gia ngoài châu Âu, Canada tiếp nhận 8 triệu người và Australia tiếp nhận 7 triệu người di cư.

Lê Thảo (Lược dịch từ ANN)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gặp mặt 80 học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia
Gặp mặt 80 học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia

Chiều 21/2, Sở GD&ĐT gặp mặt 80 học sinh trong đội tuyển tham gia kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2022-2023. UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chúc mừng, động viên các em có một kỳ thi đạt kết quả tốt.

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.