Thứ Ba, 04/12/2018 14:31

Quỹ đồng lòng, đồng tâm

Đại dịch COVID-19 bùng phát tác động đến mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội, trở thành nỗi lo chung của nhân loại.

Tối  2/6, điện thoại của tôi xuất hiện tin nhắn: “Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông kêu gọi người dân tham gia ủng hộ cho “Quỹ Vaccine phòng COVID-19” để phục vụ cho hoạt động mua, nhập khẩu, nghiên cứu, sản xuất Vaccine trong nước và sử dụng vaccine phòng COVID19…”. Không riêng tôi mà tất cả các thuê bao dù dùng các nhà mạng khác nhau đều nhận được tin nhắn này nhằm kêu gọi người dân tham gia ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19…

Đại dịch COVID-19 bùng phát tác động đến mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội, trở thành nỗi lo chung của nhân loại. Trong muôn vàn khó khăn, thách thức khi dịch bệnh xuất hiện rất nhiều gương người tốt, việc tốt thể hiện trách nhiệm với xã hội, cộng đồng. Đó là những y, bác sĩ, thậm chí cả những người đã nghỉ hưu xung phong vào vùng tâm dịch; những cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an, tình nguyện viên không quản ngày đêm, vất vả phục vụ trong các khu cách ly, các chốt kiểm soát y tế. Nhiều cá nhân, doanh nghiệp, kiều bào, bạn bè quốc tế cũng sẵn sàng chia sẻ, đóng góp công sức, tiền bạc, vật tư y tế góp sức chống dịch.

Với sự đồng lòng của cả nước, Việt Nam đã làm được những điều kỳ diệu, được cộng đồng quốc tế ca ngợi trong thực hiện mục tiêu kép vừa khống chế dịch bệnh hiệu quả vừa phục hồi phát triển kinh tế.

Trước diễn biến phức tạp của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 này, cả nước lại tiếp tục dồn sức, đồng hành “chia lửa” với các tâm dịch, nhất là Bắc Giang. Giờ đây, 5K+ vaccine được xác định là vũ khí chống dịch hiệu quả lâu dài. Ngoài 5K được triển khai thực hiện từ lâu, vaccine là vũ khí mới, thành quả của tiến bộ y học thế giới.

Theo tính toán của Bộ Y tế, để tiêm phòng COVID-19 cho khoảng 75 triệu người dân (đạt được miễn dịch cộng đồng)  dự kiến cần mua khoảng 150 triệu liều vaccine với tổng kinh phí ước khoảng 25,2 nghìn tỷ đồng (mua vaccine khoảng 21 nghìn tỷ đồng; vận chuyển, bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm khoảng 4,2 nghìn tỷ đồng).

Để làm được điều này, trước hết cần phải có nguồn lực lớn không chỉ để mua vaccine mà còn phục vụ cho việc tiếp nhận, bảo quản, phân phối, tiêm phòng. Đây là điều không một cá nhân, tổ chức nào đủ sức đảm nhận, ngoài Nhà nước. Đó là chưa kể đến quy trình thử nghiệm, cấp phép vaccine phức tạp, mất nhiều thời gian và cả tư cách, năng lực đàm phán mua vaccine trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu còn hạn chế.

Trong bối cảnh nguồn ngân sách Nhà nước còn hạn chế, Chính phủ thành lập Quỹ vaccine COVID-19 nhằm vận động kinh phí mua vaccine. Điều này không chỉ đúng luật mà còn đúng thời đi

ểm, hợp lòng dân để huy động những đóng góp mang tính thiện nguyện của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cùng với Nhà nước mua đủ số lượng vacicne và tiêm kịp thời cho người dân.

Điều này được minh chứng khi chỉ sau 1 ngày Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động đợt cao điểm quyên góp ủng hộ phòng chống dịch COVID-19 (ngày 27/5), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã nhận được số tiền ủng hộ hơn 2,3 nghìn tỷ đồng. Còn theo số liệu báo cáo của Bộ Tài chính ngày 2/6, Quỹ vaccine phòng dịch COVID-19 đã có 16 nghìn tỷ đồng từ ngân sách Trung ương. Nhiều tổ chức, cá nhân ủng hộ hàng trăm tỷ đồng.

Một thông tin khác được Bộ Y tế thông báo ngày 3/6, 120 triệu liều vaccine phòng COVID-19 từ nhiều nguồn sẽ có tại Việt Nam trong năm 2021. Như vậy, cùng với nguồn lực của Nhà nước, sự chung tay góp sức của các tổ chức, cá nhân chúng ta sẽ khống chế, đẩy lùi dịch COVID-19, sớm đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường.

Vấn đề còn lại là việc quản lý, sử dụng hiệu quả, minh bạch nguồn quỹ để không phụ sự đồng lòng, đồng tâm của Nhà nước, người dân và bạn bè quốc tế.

Hoàng Minh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tết ấm
Tết ấm

Chăm lo tết cho người nghèo không chỉ là tình thương, mà còn là trách nhiệm của cả xã hội.

Chỉ dấu thưởng Tết
Chỉ dấu thưởng Tết

Thời điểm này hầu hết các doanh nghiệp đã công bố phương án và bắt đầu chi thưởng tết cho người lao động.

Thách thức trong phát triển bền vững
Thách thức trong phát triển bền vững

Phát triển bền vững đã và đang trở thành nhu cầu cấp bách và là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển trên toàn thế giới và từng quốc gia.

Cần thực chất và hiệu quả
Cần thực chất và hiệu quả

Kéo dài thời gian lấy ý kiến Nhân dân từ 3/1 đến hết ngày 15/3/2023 và cần thực hiện thực chất, hiệu quả để phát huy quyền làm chủ...