Thứ Năm, 22/02/2018 06:15

Rau má “sống khỏe”

Nhiều hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) chủ động triển khai các biện pháp thích ứng, ổn định sản xuất kinh doanh (SXKD) trong mùa dịch bệnh.

Sản phẩm mới từ rau má

Trà rau má có mặt trên nhiều thị trường trong nước

Đợt dịch COVID-19 lần trước, sản phẩm rau má của chị Trần Thị Lan ở xã Quảng Thọ (Quảng Điền) tồn đọng hàng tấn trên đồng, bị hư hỏng, hoặc bán với giá thấp gây thiệt hại lớn. Trong khi đợt dịch lần này, sản phẩm rau má của chị Lan vẫn tiêu thụ hằng ngày, thu nhập ổn định.

Ông Nguyễn Lương Trí, Giám đốc HTXNN Quảng Thọ 2 chia sẻ, trong đợt dịch trước, HTX thật sự bế tắc trong hoạt động SXKD. Các sản phẩm rau má của HTX khó tiêu thụ, nhiều đơn hàng phải hủy. Một trong những trở lực lớn là sản phẩm chưa đa dạng, thị trường tiêu thụ “bó hẹp” trong một vài tỉnh, thành hoặc một vài đơn vị, doanh nghiệp (DN) đối tác.

Ban lãnh đạo HTXNN Quảng Thọ 2 đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn các giải pháp, triển khai kế hoạch ứng phó trong mọi tình huống, dịch bệnh nhằm đảm bảo ổn định SXKD, bằng cách mở rộng thị trường tiêu thụ, đa dạng hóa sản phẩm. Quá trình nghiên cứu tạo thêm sản phẩm mới, HTX đồng thời tìm kiếm đối tác, mở rộng các thị trường tiềm năng, với mục tiêu không phụ thuộc vào duy nhất một vài đơn vị, DN, hay tỉnh, thành nào.

Sau khi tìm hiểu, kết nối, được thị trường chấp nhận, ngay sau đợt dịch COVID-19 lần trước, HTX khẩn trương xây dựng dây chuyền sản xuất, chế biến, kiểm nghiệm thành công sản phẩm bột matcha rau má và chính thức đưa ra thị trường từ ngày 12/5/2020. Từ đó đến nay, các sản phẩm trà rau má, bột matcha rau má... của HTX được tiêu thụ mạnh.

Ngay cả trong thời điểm đang dịch COVID-19, các sản phẩm của HTX vẫn được các đối tác hợp đồng tiêu thụ, tại các thị trường tiềm năng như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và các tỉnh phía Nam. HTX NN Quảng Thọ 2 đang có nhu cầu, kế hoạch đầu tư thêm dây chuyền, máy nghiền tinh bột rau má với số lượng 3-4 máy (hiện mới đầu tư 1 máy) nhằm tiếp tục mở rộng thị trường.

Giám đốc HTX Mây tre đan Bao La (Quảng Điền), ông Võ Văn Dinh thông tin: Đợt dịch COVID-19 lần trước, các đơn vị đối tác không thu mua sản phẩm của HTX, vì thị trường xuất khẩu bị “đóng băng”, trong đó có thị trường Trung Quốc chiếm đến 70% số lượng các mặt hàng. Đây là nguyên nhân khiến gần một nửa số lao động tại HTX bị thất nghiệp.

Trên địa bàn tỉnh còn có nhiều HTX NN như Thủy Dương, Thủy Thanh 2 (TX. Hương Thủy), Phú Hồ (Phú Vang), HTX gạo hữu cơ (Phong Điền)... đã tổ chức sản xuất, tiêu thụ lúa, gạo chất lượng cao, trà mướp đắng, các mặt hàng nông sản... theo “chuỗi giá trị”. Các HTX đều ổn định SXKD trong điều kiện dịch COVID-19 đang hoành hành.

Kinh nghiệm từ đợt dịch trước, HTX đã triển khai các biện pháp chủ động ứng phó dịch bệnh nhằm ổn định, mở rộng hoạt động SXKD. Một trong những giải pháp tối ưu được HTX chú trọng là đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã các mặt hàng, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ. HTX đã tìm kiếm thêm nhiều đơn vị, DN đối tác tiêu thụ sản phẩm ổn định và mở rộng thị trường nhiều nước khác, không phụ thuộc phần lớn vào thị trường Trung Quốc như trước đây.

Sản phẩm của HTX hiện nay đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành và nhiều nước trong khu vực châu Á. Trong đợt dịch COVID-19 này, sản phẩm của HTX Mây tre đan Bao La vẫn tiêu thụ khá ổn định, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 102 lao động.

Ông Trần Lưu Quốc Doãn, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh đánh giá, kinh nghiệm từ sau đợt dịch trước, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh đã triển khai các biện pháp ứng phó dịch bệnh, biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo ổn định hoạt động SXKD. Nhiều HTX đã thành công trong ứng phó dịch bệnh, từ việc đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Hầu như sản phẩm của các HTX không còn tình trạng phụ thuộc vào duy nhất, hoặc số ít đơn vị, DN đối tác.

Việc đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường của các HTX thông qua hoạt động liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ mô hình “chuỗi giá trị”. Điển hình như ở Quảng Điền có các HTX NN Quảng Thọ 2 - thu mua và chế biến trà rau má, trà cà gai leo, bột matcha; HTX Phú Hòa, Quảng Thọ 1 - thu mua lạc và chế biến tinh dầu lạc. Các HTXNN: Quảng Thọ 1, Quảng Thọ 2, Phú Hòa, Đông Vinh, Đông Phước, số 2 Sịa hợp đồng với Công ty CP Vật tư nông nghiệp tỉnh, Công ty CP Giống cây trồng - Vật nuôi tỉnh và Công ty Quế Lâm, tổ chức sản xuất, tiêu thụ lúa chất lượng cao cho nông dân và đưa một số nông sản vào tiêu thụ tại các siêu thị, nhà hàng ở TP. Huế...

Bài, ảnh: HOÀNG TRIỀU

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm sáng nông thôn
Điểm sáng nông thôn

Từ phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” đã thật sự tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức hội viên nông dân (HVND) xã Quảng Thọ (Quảng Điền) trong bảo vệ môi trường, xây dựng đường làng, ngõ xóm “sáng, xanh, sạch, đẹp”.

Sản phẩm mới của Prudential lọt TOP 10 sản phẩm - dịch vụ tin dùng của năm chỉ sau bốn tháng ra mắt
Sản phẩm mới của Prudential lọt TOP 10 sản phẩm - dịch vụ tin dùng của năm chỉ sau bốn tháng ra mắt

Tại sự kiện trao giải diễn ra vào tháng 12/2022, PRU-Thiết Thực – sản phẩm bảo hiểm mới nhất của Prudential Việt Nam đã đạt TOP 10 Sản phẩm – Dich vụ tin dùng Nhóm ngành Ngân hàng - Tài chính – Bảo hiểm trong Top 100 Sản phẩm – Dịch vụ tin dùng. Chỉ sau 4 tháng ra mắt, sản phẩm đã nhanh chóng được thị trường đón nhận, ghi dấu cho những nỗ lực không ngừng nghỉ để cải tiến sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng của Prudential Việt Nam.

Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị
Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó hợp tác xã (HTX) làm khâu trung gian kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sản phẩm đang được ngành nông nghiệp từng bước nhân rộng.

Cơ giới hóa nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu mới
Cơ giới hóa nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu mới

Hàng ngàn máy cày, máy thu hoạch lúa gặt đập liên hợp hiện đại được các hợp tác xã, người dân mua sắm, ứng dụng vào sản xuất, nhưng vẫn chưa đáp ứng trước yêu cầu trong tiến trình cơ giới hóa nông nghiệp hiện nay.