Chủ Nhật, 20/03/2016 09:14

Robot không phải "kẻ cướp việc làm"

Dư luận lâu nay vẫn lo ngại robot sẽ giành mất việc làm của con người. Tuy nhiên, báo cáo mới của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) cho rằng nỗi lo này có thể không có cơ sở.

Robot trí tuệ nhân tạo đầu tiên được đưa vào vũ trụCậy nhờ người máyTự động hóa và cái nhìn tích cực ở thị trường châu Á

Không những thế, WEF dự đoán đến năm 2022, robot và trí thông minh nhân tạo (AI) có thể tạo ra hơn 130 triệu việc làm trên toàn cầu, gần gấp đôi số 75 triệu việc làm có thể bị những công nghệ này cướp mất.

  

Không ít người lo ngại mất việc làm về tay máy móc Ảnh: REUTERS 

Con số trên dựa vào cuộc thăm dò các lãnh đạo và nhà quản trị chiến lược đại diện các công ty thuộc 12 ngành công nghiệp tại 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi. 

Bản báo cáo của WEF cho thấy các công nghệ mới có khả năng làm gián đoạn và tạo ra những cách làm việc mới. Ông Klaus Schwab, Chủ tịch WEF, nhấn mạnh những lợi ích về việc làm từ công nghệ đòi hỏi phải tăng cường đầu tư vào công tác đào tạo và giáo dục để giúp người lao động thích nghi. 

Ngoài ra, cần nhanh chóng nâng cấp kỹ năng cho lực lượng lao động cũng như phải có những biện pháp bảo vệ người lao động đối mặt nguy cơ mất việc làm vào tay công nghệ. Theo báo cáo, các lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng hơn phân nửa tác vụ tại công ty mình có thể được thực hiện bởi máy móc vào năm 2025.

Theo báo The Guardian, phát hiện trên sẽ xoa dịu nỗi sợ rằng nền kinh tế robot có thể lấy mất việc làm của hàng triệu người lao động, gây tác động sâu rộng lên nhiều vấn đề, từ lương bổng, tiêu chuẩn sống cho đến tình trạng bất bình đẳng. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy hơn 6 triệu người lao động ở Anh lo ngại bị mất việc về tay máy móc trong thập kỷ tới. 

Theo Nguoilaodong

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024
Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có văn bản gửi đến các tỉnh, thành phố đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/7/2022. Việc rà soát này để có căn cứ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2024.

Giảm nghèo thực chất  bền vững
Giảm nghèo thực chất & bền vững

Để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mục tiêu đặt ra của tỉnh là phải giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 2% và phải giảm nghèo bền vững.

Liên Hiệp Quốc cảnh báo AI đe dọa quyền con người
Liên Hiệp Quốc cảnh báo AI đe dọa quyền con người

Liên Hiệp Quốc cảnh báo những tiến bộ gần đây của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng cho quyền con người, do đó cần có cơ chế bảo vệ để ngăn các vụ vi phạm.

Đào tạo nghề và tạo việc làm cho nông dân
Đào tạo nghề và tạo việc làm cho nông dân

Từ các lớp đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật sản xuất do Trung tâm Hỗ trợ nông dân (TTHTND) thuộc Hội Nông dân tỉnh tổ chức, nhiều nông dân biết cách làm ăn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Những việc làm ý nghĩa của Đại đức Thích Hồng Nghĩa
Những việc làm ý nghĩa của Đại đức Thích Hồng Nghĩa

“Phải luôn sống hướng thiện, dấn thân để cứu đời và lấy việc phụng sự chúng sanh làm mục đích trên con đường hành đạo”, Đại đức Thích Hồng Nghĩa, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Phú Lộc, Đại biểu HĐND huyện, Trú trì chùa Chánh Giác Diêm Phụng, xã Vinh Hưng (Phú Lộc) bộc bạch tâm nguyện khi trò chuyện với chúng tôi.