Thứ Ba, 18/02/2020 15:00

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

Sản xuất theo hướng hữu cơ đang là xu thế phát triển chung của nông nghiệp toàn cầu. Sản xuất hữu cơ không chỉ tạo ra sản phẩm "sạch", an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng mà còn ít gây tác động xấu đến môi trường, góp phần phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

Quảng Điền khai trương cửa hàng nông sản và thực phẩm hữu cơKý kết hợp tác, đồng hành sản xuất nông nghiệp hữu cơLiên kết phát triển nông nghiệp hữu cơ

Nông sản hữu cơ A Lưới

Đời sống người dân ngày càng cao, đặt ra yêu cầu chất lượng sản phẩm không chỉ nâng cao mà còn phải an toàn. Sản phẩm hữu cơ ngày càng được nhiều người quan tâm và nhiều quốc gia trên thế giới khuyến khích phát triển. Nhiều bộ tiêu chuẩn về sản phẩm hữu cơ được ban hành và chứng nhận trên thế giới, cũng như ở Việt Nam.

Trên thế giới, nông nghiệp hữu cơ thực sự phát triển mạnh từ những thập kỷ cuối của thế kỷ 20. Số liệu năm 2019 được công bố vào năm 2021, có 3,1 triệu nông dân sản xuất hữu cơ với tổng diện tích sản xuất là 72,3 triệu ha và doanh thu thực phẩm hữu cơ trên 106 triệu Euro. 

Tại Việt Nam, nông nghiệp hữu cơ đang phát triển khá nhanh, nhất là từ sau khi có Nghị định 109/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ, sản xuất hữu cơ đang ngày càng được sự quan tâm nhiều hơn từ các địa phương, doanh nghiệp, nông dân... Đặc biệt năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 885/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 2,5-3% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp. Giá trị sản phẩm trên một ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản hữu cơ cao gấp 1,5 - 1,8 lần so với sản xuất phi hữu cơ. 

Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, ông Trần Lưu Quốc Doãn thông tin, tại Thừa Thiên Huế, với sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp, nông nghiệp hữu cơ đang ngày càng phát triển và mở rộng. Các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đang sản xuất và đưa ra thị trường như gạo hữu cơ Phong Điền của HTX NN An Lỗ, gạo hữu cơ của HTX NN Thủy Phù, HTX NN Phú Mỹ; dầu lạc hữu cơ Mỹ Á; rau hữu cơ của các HTX NN Vinh Mỹ, HTX NN Phú Thanh, rau má hữu cơ Quảng Thọ; các sản phẩm của Công ty TNHH hữu cơ Huế Việt, Tập đoàn Quế Lâm… Qua các mô hình cho thấy, bước đầu đạt những thành công nhất định là minh chứng cho khả năng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, một trong những khó khăn và trở ngại lớn trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ là thị trường tiêu thụ và giá trị sản phẩm chưa ổn định. Các sản phẩm hữu cơ gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ, đầu ra bấp bênh, giá sản phẩm có khi chỉ ngang với các sản phẩm thông thường; trong khi yêu cầu của sản xuất sản phẩm hữu cơ đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn khắc khe, đầu tư với giá trị lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại… Mặt khác, nhiều sản phẩm không phải là sản phẩm hữu cơ nhưng vẫn mang “mác” hữu cơ, gây hiểu nhầm, làm cho người tiêu dùng không tin vào sản phẩm hữu cơ.

Thấy được vai trò, tính tất yếu của việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ của cả nước nói chung và của Thừa Thiên Huế nói riêng, Liên minh HTX tỉnh phối hợp với Ban quản lý Dự án Luxembourg, Văn phòng Dự án VIE/433 tổ chức hội thảo khoa học về phát triển nông nghiệp hữu cơ, thúc đẩy kết nối “cung cầu”, hội chợ các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và sản phẩm OCOP Thừa Thiên Huế năm 2022. Mục tiêu hội thảo với mong muốn nâng cao nhận thức của các bên liên quan (cán bộ quản lý Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp/HTX, người sản xuất và người tiêu dùng) trong sản xuất, tiêu thụ nông sản hữu cơ và sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, kết nối “cung cầu” các sản phẩm hữu cơ và sản phẩm OCOP, tạo ra giá trị gia tăng, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp canh tác theo hướng hữu cơ là xu thế phát triển và sẽ phát triển nhanh hơn trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học, công nghệ lần thứ tư đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ; từ đó giúp cải thiện hiệu quả sản xuất nông nghiệp, gia tăng giá trị và cải thiện thu nhập cho nông dân, góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo hướng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh".

Bài, ảnh: Triều Chính

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị
Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó hợp tác xã (HTX) làm khâu trung gian kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sản phẩm đang được ngành nông nghiệp từng bước nhân rộng.

Cơ giới hóa nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu mới
Cơ giới hóa nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu mới

Hàng ngàn máy cày, máy thu hoạch lúa gặt đập liên hợp hiện đại được các hợp tác xã, người dân mua sắm, ứng dụng vào sản xuất, nhưng vẫn chưa đáp ứng trước yêu cầu trong tiến trình cơ giới hóa nông nghiệp hiện nay.