Thứ Bảy, 09/04/2016 06:45

Sạt lở bờ biển: Cần 1.700 tỷ đồng để xây kè

Hiện, bờ biển chạy dọc từ huyện Phong Điền đến Phú Lộc có khoảng 12 điểm sạt lở nặng với tổng chiều dài chừng 30km, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của 2.300 hộ dân.

Hơn 300 tỷ đồng xây dựng kè chống sạt lở Thuận An- Tư HiềnBờ biển tiếp tục sạt lở: Chờ phương án tối ưuKhẩn cấp chống sạt lở bờ biển Vinh Hải

Sạt lở bờ biển tại Phú Thuận

Lấn sâu vào khu dân cư

Ngôi nhà, ruộng vườn của ông Nguyễn Văn Doãn ở xã Vinh Hải (Phú Lộc) cũng như hàng trăm hộ dân một thời cách bờ biển hơn 300 m. Trong vòng 10 năm trở lại đây, bờ biển liên tục bị sạt lở, nhất là vào mùa mưa bão nên khu dân cư, sản xuất hiện nay chỉ còn cách bờ biển chừng 100 m, có nơi chỉ còn vài chục mét.

Ông Nguyễn Hữu, Chủ tịch UBND xã Vinh Hải thông tin, đã nhiều lần kiến nghị, đề xuất lên các cấp, ngành nghiên cứu phương án khả thi, có biện pháp đầu tư xây dựng kè kiên cố, bền vững chống sạt lở bờ biển. Tuy nhiên khó khăn lớn là nguồn kinh phí trong điều kiện cắt giảm đầu tư công nên chưa thể xây dựng.

Tại xã Phú Thuận (Phú Vang), bờ biển dài chừng 2km cũng đang bị sạt lở nghiêm trọng, lấn sâu vào khu dân cư và khu vực sản xuất, kinh doanh của người dân. Nhiều ngôi nhà, khu nhà ương nuôi thủy sản giống được xây kiên cố đã bị sóng biển đánh sập. Hàng trăm ngôi nhà dân hiện nay chỉ còn cách bờ biển vài chục mét, một số hộ lo ngại mất an toàn đã tự chuyển đến nơi khác làm nhà sinh sống.

“Bờ biển ngày càng bị xâm thực lấn sâu vào khu dân cư; trong tháng 8, 9 mới đây bị sạt lở sâu thêm 3-5 m. Thuyền nan đánh bắt vùng lộng neo đậu trên bãi cát chỉ còn cách mép biển vài chục mét, sóng biển có thể cuốn trôi bất cứ lúc nào nếu chủ quan, không giằng neo cẩn thận. Nhà cửa giờ đây không màng nữa, chỉ lo tính mạng con người mỗi khi sóng to, gió lớn”, ông Trần Minh ở xã Phú Thuận nan giải.

Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, ông Nguyễn Quang Dân cho rằng, tình trạng sạt lở bờ biển trong điều kiện tác động biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Chính quyền địa phương đã tổ chức quy hoạch, cấp đất tái định cư (TĐC), hỗ trợ xây nhà cho hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng sạt lở. Tuy nhiên không thể cứ bờ biển sạt lở thì lại TĐC, như thế không ổn vì quỹ đất có hạn. Nếu không xây dựng bờ kè kiên cố, bền vững thì bờ biển sạt lở cứ tiếp diễn, ngày càng lấn sâu vào khu dân cư, ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, đời sống, nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ.

Cần nguồn kinh phí khoảng 1.700 tỷ đồng

Thực tế cho thấy, điểm thường xuyên bị sạt lở nặng tại thôn An Dương, xã Phú Thuận kể từ khi xây kè kiên cố đến nay đã chấm dứt triệt để tình trạng sạt lở bờ biển, người dân yên tâm sinh sống. Hay kè chống sạt lở bờ biển Hải Dương (TX. Hương Trà) đưa vào sử dụng mấy năm nay không chỉ bảo vệ an toàn khu dân cư, nuôi trồng thủy sản mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế cho địa phương từ kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống tại khu vực gần bờ kè. Hiện nay bờ kè Quảng Công (Quảng Điền) đang được thi công “nước rút” nhằm hoàn thành trước khi mùa  mưa bão đến.

Đầu năm 2018, HĐND tỉnh đã thống nhất, quyết định chủ trương đầu tư dự án kè chống sạt lở bờ biển khẩn cấp đoạn Thuận An- Tư Hiền, giao Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh làm chủ đầu tư với tổng kinh phí hơn 300 tỷ đồng, thực hiện trong 3 năm (2018-2020). Quy mô công trình là xây mới tuyến kè dài 3,1km dọc bờ biển từ Thuận An (Phú Vang) đến cửa Tư Hiền (Phú Lộc). Mục tiêu công trình bảo vệ trực tiếp khu dân cư tập trung của 5 xã vùng bãi ngang ven biển với khoảng 1.316 hộ dân, gần 5.753 nhân khẩu, hơn 450 ha đất sản xuất lúa 2 vụ, 85 ha nuôi trồng thủy sản và 14 ha đất rừng phòng hộ ven biển, giữ vững nguồn sinh kế giúp người dân yên tâm sinh sống, sản xuất.

Ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh thông tin, để đầu tư xây dựng hệ thống kè chống sạt lở bờ biển từ Phong Điền đến Phú Lộc cần nguồn kinh phí khoảng 1.700 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương hỗ trợ. Trước mắt tập trung ưu tiên các điểm sạt lở ở Quảng Công (Quảng Điền), Phú Thuận, Vinh Thanh (Phú Vang); riêng dự án xây kè biển ở Vinh Hải (Phú Lộc) được Bộ NN&PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất đưa vào Chương trình Mục tiêu thích ứng biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

Bài, ảnh: HẢI TRIỀU - LÊ THỌ

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyện phố đêm thành Huế
Chuyện phố đêm thành Huế

Phố đêm không chỉ thuần túy nói chuyện những khu phố về đêm mà chính không gian “phố”, thời gian về “đêm” đó phải là nơi chứa đựng những nét riêng của văn hóa địa phương để giới thiệu, thu hút du khách sau cả “ngày” tham quan, khám phá các nơi khác.

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Xây dựng Mái ấm cho người nghèo biên giới
Xây dựng "Mái ấm cho người nghèo biên giới"

Ngày 23/2, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) A Đớt và Đồn Biên phòng Hương Nguyên phối hợp UBND các xã Đông Sơn, Lâm Đớt, A Roàng và xã Hương Nguyên (huyện A Lưới) tổ chức khởi công xây dựng “Nhà cho người nghèo nơi biên giới” trên địa bàn. Tham dự lễ khởi công có Đại tá Đặng Ngọc Hiệu, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh.

Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo
Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Chiều 22/2, Công ty Bảo hiểm PVI Huế và các đối tác hỗ trợ đã trao 60 triệu đồng kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình bà Nguyễn Thị Dần, trú tại thôn Chính An, xã Phong Chương, huyện Phong Điền.