Thứ Tư, 06/05/2015 05:46

Sau bão là lụt lớn

Cơn bão số 12 có tên quốc tế là Damrey trực tiếp đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, đã gây ra những thiệt hại hết sức nặng nề, đặc biệt tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa, nơi tâm bão đi qua.

Mặc dù trước đó, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành liên quan, chính quyền các địa phương đã có sự chỉ đạo quyết liệt, chủ động ứng phó; song, vẫn có những thiệt hại khó lường. Đáng nói là sự cố chìm tàu hàng ở biển Bình Định, khi các tàu đang trên đường vào cảng Quy Nhơn để tránh trú; chứng tỏ, các tàu đã không cập nhật hết thông tin về thời gian, đường đi của bão, để trở nên quá muộn. Rồi hàng trăm lồng nuôi tôm hùm trị giá hàng tỷ đồng bị sóng đánh tan, nhiều người chăn nuôi rơi vào cảnh trắng tay, mà đáng ra có thể chủ động bảo vệ được…

Tuy không nằm trung vùng tâm bão Damrey nhưng hoàn lưu của bão kết hợp với không khí lạnh tăng cường và nhiễu động đới gió đông trên cao nên trong những ngày này, Thừa Thiên Huế có mưa rất lớn. Theo Trung tâm dự báo Khí tượng tượng thủy văn Trung ương, sẽ có một trận lũ lớn.

Những ngày qua, mưa đã tầm tã trút xuống, với lượng mưa phổ biến từ 200 đến 630 mm. Các hồ chứa, thủy điện trên địa bàn đã đồng loạt xả lũ; gây ngập lụt ở nhiều địa phương. Sáng qua, nước đã ngập sâu ở nhiều địa bàn lưu vực sông Bồ, mực nước có nơi xấp xỉ với mức nước cơn lũ lịch sử năm 1999. Nhiều đoạn trên QL1A, nhiều tuyến đường đô thị nước ngập đến cả mét, giao thông đình trệ…

Dự báo mưa lớn còn tiếp tục kéo dài vài ba ngày tới. Trạng thái thời tiết này làm nhiều người liên tưởng đến trận lũ lụt lịch sử đầu tháng 11/1999. Cũng vào đúng thời gian này, do tác động của không khí lạnh mạnh kết hợp với nhiễu động gió trên cao, các tỉnh miền Trung phải gánh chịu những trận mưa lớn kéo dài từ ngày 01 đến ngày 06 tháng 11, hình thành trận lũ lớn, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản mà đến nay nhiều người vẫn chưa nguôi; trong đó, Thừa Thiên Huế chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Khác biệt nhất hiện nay là thêm hệ thống hồ đập thủy lợi, thủy điện trên các hệ thống sông; trong đó, có sự điều tiết lũ hợp lý để không xảy ra sự bất ngờ cho vùng hạ du. Tuy nhiên, nếu mưa ở thượng nguồn quá lớn thì các hồ chứa sẽ hết khả năng điều tiết, nước sẽ đổ tự do về hạ lưu gây ra lũ lụt lớn.

Vấn đề bây giờ là phải chủ động đối phó cả trong và sau khi lũ lụt xảy ra. Đó là việc chủ động các phương án để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân trong mưa lũ, cũng như các phương án cứu đói, khôi phục sản xuất, đảm bảo vệ sinh môi trường sau lũ, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Đặng Thành

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cấp đê phục vụ sản xuất
Nâng cấp đê phục vụ sản xuất

Nhiều tuyến đê ven đầm phá, đê nội đồng được xây dựng đã lâu, xuống cấp, có cao trình thấp ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trong mỗi mùa mưa lũ. Từng bước đầu tư xây dựng mới, gia cố các tuyến đê trọng yếu phục vụ sản xuất được xem là nhu cầu cần thiết hiện nay.

Huy động lực lượng tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích
Huy động lực lượng tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích

Ngày 3/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đã đi kiểm tra tình hình khắc phục mưa lũ trên địa bàn và trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích do nước lũ cuốn tại thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc.

Gầy dựng lại lớp học
"Gầy dựng lại lớp học"

Trong hai ngày 12 và 13/11, nhóm thiện nguyện Thanh Xuân đến thăm và trao quà hỗ trợ cho Trường tiểu học Quảng Thành 1, Trường mầm non Phú Thanh cơ sở lẻ (Quảng Thành, Quảng Điền). Hoạt động nằm trong chương trình “Gầy dựng lại lớp học” với kinh phí huy động hơn 300 triệu đồng.