Thứ Tư, 07/09/2016 14:27

Singapore là quốc gia an toàn nhất đối với phụ nữ ở châu Á-Thái Bình Dương

Tờ The Independent ngày hôm nay (7/3) trích dẫn nghiên cứu của hãng Value Champion cho hay, Singapore và New Zealand lần lượt là 2 quốc gia an toàn nhất đối với phụ nữ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Châu Á-Thái Bình Dương cần thúc đẩy bình đẳng giới để đạt được sự phát triển bền vữngSự hiện diện của nữ giới trên chính trường ở châu ÁLHQ: Nhà là “nơi nguy hiểm nhất” đối với phụ nữPhilippines dẫn đầu bảng xếp hạng bình đẳng giới ở châu ÁXoá bỏ khoảng cách thu nhập về giới đem lại hàng nghìn tỷ USD

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Temasek

Theo đó, nghiên cứu phân tích các yếu tố khác nhau như sự an toàn, chăm sóc sức khỏe và các cơ hội dành cho phụ nữ ở 14 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương.

Singapore và New Zealand cho thấy các nguồn lực chăm sóc sức khỏe, sự an toàn và cơ hội đặc biệt trong khu vực. Australia, Nhật Bản và Đài Loan lần lượt đứng ở những vị trí tiếp theo.

Trong khi đó, 4 quốc gia cuối cùng trong bảng xếp hạng lần lượt là Trung Quốc, Philippines, Indonesia và Ấn Độ.

Dựa trên nghiên cứu, 3 quốc gia xếp hạng thấp nhất được công nhận là những địa điểm nguy hiểm nhất dành cho phụ nữ. Các quốc gia này được coi là có các nguồn lực kém đối với kế hoạch hóa gia đình, cũng như có sự hiện diện của bất bình đẳng giới.

Cụ thể, xếp hạng về chỉ số an toàn đánh giá các thực hành pháp lý và chất lượng cuộc sống trong một quốc gia. Bên cạnh việc sử dụng các chỉ số toàn cầu như Chỉ số Phát triển Con người và Chỉ số Hòa bình Toàn cầu, nghiên cứu xem xét sự bảo vệ pháp lý chống lại các tội ác nói chung đối với phụ nữ. Chúng bao gồm quấy rối tình dục, cưỡng hiếp trong hôn nhân và bạo lực gia đình.

Chỉ số chăm sóc sức khỏe xem xét khả năng tiếp cận các tài nguyên y tế của phụ nữ và những sự lựa chọn có sẵn cho kế hoạch hóa gia đình.

Trong khi đó, yếu tố cơ hội xem xét khả năng tiếp cận của phụ nữ vào giáo dục và những công việc sẵn có. Nghiên cứu đánh giá luật kế hoạch hóa gia đình của 14 quốc gia, bao gồm pháp luật liên quan đến phá thai, ngừa thai và sự tiếp cận với luật giáo dục giới tính.

Những vấn đề khác liên quan đến tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và bà mẹ, chi tiêu chung cho chăm sóc sức khoẻ của nhà nước và tuổi thọ của dân số.

Ngoài ra, bảng xếp hạng cơ hội đã phân tích tỷ lệ việc làm của nữ giới, cùng với tỷ lệ biết chữ và số năm trung bình nhận được sự giáo dục. Bảng xếp hạng này bao gồm khoảng cách tiền lương của quốc gia dựa trên tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Independent)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gặp mặt 80 học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia
Gặp mặt 80 học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia

Chiều 21/2, Sở GD&ĐT gặp mặt 80 học sinh trong đội tuyển tham gia kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2022-2023. UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chúc mừng, động viên các em có một kỳ thi đạt kết quả tốt.

Nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp
Nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp

Gắn với thực hiện Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các cấp hội phụ nữ ở TP. Huế đã và đang nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp.

Không để ai bị bỏ lại phía sau
Không để ai bị bỏ lại phía sau

Bằng những việc làm mang lại hiệu quả thiết thực, các cấp hội phụ nữ Thừa Thiên Huế hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.