Thứ Hai, 02/06/2014 06:45

Singapore-Nhật Bản kỳ vọng TPP được phê chuẩn và sớm có hiệu lực

Nhật Bản và Singapore sẽ hợp tác với nhau để Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được phê chuẩn càng sớm càng tốt, theo tin từ CNA.

Thủ tướng Singapore: TPP không có Mỹ sẽ trở thành một thỏa thuận mớiNhật hối thúc quốc hội chóng thông qua TPPThủ tướng Singapore: TPP thúc đẩy hòa bình, phụ thuộc lẫn nhauThủ tướng Singapore: Hiệp định TPP là cơ hội duy nhất của Mỹ

Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo. Ảnh: CNA

Tuyên bố này được đưa ra sau cuộc họp ngày hôm qua (1/12) giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam - người hiện đang có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Nhật Bản.

"Chúng tôi nhất trí sẽ tiếp tục làm việc cùng nhau để sớm đưa TPP đi vào hiệu lực, cũng như hoàn tất các cuộc đàm phán ASEAN để không làm đảo ngược xu hướng thương mại tự do", Thủ tướng Abe nói trong một cuộc họp báo chung.

Cả hai nước đều là thành viên của Hiệp định TPP gồm 12 quốc gia, chiếm khoảng 40% nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, tương lai của hiệp định do Mỹ dẫn đầu này hiện đang rời vào tình trạng không chắc chắn sau khi Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump tuyên bố kế hoạch sẽ rút nước này ra khỏi hiệp ước ngay ngày ông nhậm chức.

"Chúng tôi đã thảo luận về tầm quan trọng kinh tế và chiến lược của TPP, và thống nhất rằng đó là lợi ích của tất cả các đối tác TPP, do đó nó cần được phê chuẩn và có hiệu lực khẩn trương," Tổng thống Tan nói.

Các nhà lãnh đạo của Singapore và Nhật Bản đều rất chú trọng đến thỏa thuận thương mại rất lớn này. Trước đó, hôm 19/11 vừa qua, Thủ tướng Singapore Lee Hsien Loong tuyên bố sẽ sửa đổi luật để TPP có hiệu lực vào năm tới. Tại Nhật Bản, Hạ viện đã phê chuẩn Hiệp định TPP và hiện đang chờ sự xem xét của Thượng viện.

Để đi vào hiệu lực, thỏa thuận này phải được phê duyệt vào tháng 2/2018 bởi ít nhất 6 quốc gia chiếm 85% tổng sản lượng kinh tế của nhóm.

Quan hệ song phương gần gũi và lâu dài

Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam hiện đang có chuyến thăm cấp nhà nước dài 9 ngày tới Nhật Bản để đánh dấu 50 năm quan hệ ngoại giao Singapore-Nhật Bản (SJ50). Cả hai nhà lãnh đạo đều khẳng định mối quan hệ song phương chặt chẽ và lâu dài giữa 2 nước, và thảo luận về sự hợp tác sâu rộng của khu vực.

Tổng thống Tan cho biết, các tổ chức giáo dục và văn hóa của Singapore sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các đối tác Nhật Bản thông qua các hiệp định vừa được ký kết hôm qua, nói rằng đó sẽ "đi một chặng đường dài trong việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và làm sâu sắc hơn mối quan hệ với các thế hệ tương lai".

Trong lĩnh vực tài chính, Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng vừa ký một thỏa thuận trao đổi nội tệ song phương, nhằm tăng cường sự ổn định tài chính của hai nước.

Về phần mình, Thủ tướng Nhật Bản Abe cho biết rất muốn nâng quan hệ song phương giữa Nhật Bản và Singapore lên một cấp độ cao hơn nữa trong vòng 50 năm tới.

Để kỷ niệm sự kiện quan trọng, Bưu chính Singapore và Nhật Bản đã phát hành một mẫu tem chung vào hôm qua. 

Tố Quyên (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

An nghỉ, không hề dễ dàng
An nghỉ, không hề dễ dàng

Cuối năm rồi, tôi lại có dịp sang Singapore dự một hội nghị khoa học thường niên về ung thư sau hai năm bị “khóa chân” vì đại dịch.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.