Thứ Ba, 07/07/2015 15:02

Số hóa, mở rộng thị trường thúc đẩy tăng trưởng tiền lương năm 2018

Tờ The Jakarta Post ngày 7/1 trích dẫn kết quả một cuộc khảo sát thường niên mới nhất do công ty Roberts Walters thực hiện cho thấy, sự tăng trưởng kinh tế liên tục của Indonesia thúc đẩy hoạt động tuyển dụng mạnh mẽ trong năm 2017, đồng thời dự đoán nhu cầu mạnh mẽ vào năm 2018 đối với việc tuyển dụng ở tất cả các lĩnh vực ngoài dầu lửa, khí đốt và khai thác mỏ.

Kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu khởi sắcAnh: Lạm phát leo thang, mức tăng lương giảmKhoảng cách tiền lương ở châu Á đang mở rộngNhật Bản: Lương tăng cao nhất kể từ năm 2010

Ảnh minh hoạ. Ảnh: The Jakarta Post

Cuộc khảo sát đã nghiên cứu về thị trường lao động ở khu vực Đông Nam Á, chia sẻ những dự đoán lạc quan vào năm 2018 khi cho thấy triển vọng kinh tế của khu vực, số hóa đang diễn ra và sự mở rộng thị trường ổn định sẽ thúc đẩy tăng trưởng tiền lương.

"Từ phía chúng tôi, mức lương trung bình ở Indonesia là cao khoảng thứ 2 hoặc thứ 3 trong khu vực đối với công nhân lành nghề", Rob Bryson, Giám đốc Robert Walters ở Indonesia nói với các phóng viên ở thủ đô Jakarta, Indonesia.

Cuộc khảo sát của Robert Walters cũng tiến hành nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, để đưa ra dự đoán mức lương thường niên mới nhất tại Indonesia trong năm 2018. Trong đó, lĩnh vực bán hàng và marketing được dự báo có mức lương cao nhất.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Jakarta Post & ANN)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

FDI bất động sản thúc đẩy thị trường tăng trưởng bền vững trong dài hạn
FDI bất động sản thúc đẩy thị trường tăng trưởng bền vững trong dài hạn

Bộ Xây dựng dẫn nguồn số liệu báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, nguồn vốn ngoại (FDI) đầu tư vào lĩnh vực bất động sản cả năm 2022 đã tăng thêm 1,85 tỷ USD, tăng hơn 70% so với cả năm 2021 và giữ vị trí thứ 2 trong các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư FDI năm 2022 với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1%.

IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN

Ngày 31/1, nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Pierre-Olivier Gourinchas cho biết IMF hạ dự báo tăng trưởng của Singapore và các nền kinh tế Đông Nam Á khác trong năm 2023, do tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại sẽ lấn át tác động tích cực từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế.