Thứ Hai, 14/08/2017 19:27

Sớm tiêu hủy các diện tích sắn nhiễm bệnh

Là nội dung chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại buổi làm việc với các địa phương và sở, ngành về tình hình bệnh khảm lá sắn ngày 14/2.

Khẩn cấp triển khai phòng bệnh khảm lá sắn340,3ha sắn bị bệnh khảm lá

 

Chăm sóc lạc xen sắn tại Phong Điền

Theo báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2020 toàn tỉnh đưa vào trồng khoảng 5.215 ha sắn. Hiện, các địa phương đã trồng 3.702 ha, sắn đang giai đoạn phát triển từ 5 đến 7 lá. Trên diện tích sắn đang trồng có 1.074 ha bệnh khảm lá sắn tập trung ở Phong Điền và Hương Trà. 

Theo nhận định của ông Hồ Đắc Thọ, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, việc triển khai các giải pháp phòng trừ bệnh vẫn còn nhiều khó khăn. Công tác tiêu hủy, vệ sinh đồng ruộng, kiểm soát nguồn giống sắn để gieo trồng vụ mới chưa được nông dân thực hiện. Một số địa phương nông dân vẫn sử dụng giống nhiễm bệnh hoặc đang ủ bệnh để gieo trồng, số khác đã biết tác hại của bệnh khảm lá sắn nhưng tiếc không nhổ bỏ. Một số nông dân chưa biết về bệnh khảm lá sắn và tác hại của bệnh nên chưa quan tâm đến việc phòng trừ, tiêu hủy cây bệnh. Nếu không có giải pháp quyết liệt để ngăn chặn nguồn bệnh, diện tích bệnh sẽ tiếp tục gia tăng, mức độ gây hại rất lớn

Thời gian tới, dự báo bọ phấn trắng sẽ tiếp tục phát triển mạnh do gặp thời tiết thuận lợi. Vì vậy để phòng trừ bệnh khảm lá sắn hiệu quả, các địa phương cần tiến hành nhổ bỏ sớm các diện tích sắn đã nhiễm bệnh; tuyệt đối không được sử dụng thân sắn đã nhiễm bệnh để làm hom giống. Ngoài ra, tỉnh cần sớm công bố dịch để có các chính sách hỗ trợ cho nông dân.

 Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương quyết liệt chống bệnh khảm lá sắn

Kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh khảm lá sắn trên địa bàn được xác định do nguồn giống. Nông dân đã sử dụng giống nhiễm bệnh hoặc đang ủ bệnh từ vụ trước để tiến hành gieo trồng. Vì vậy, các địa phương phải tăng cường tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ thuật trồng cho người dân, đồng loạt rà soát, thống kê các diện tích đang bị bệnh để nhổ bỏ, tiêu, khoanh vùng cụ thể để chỉ đạo. Đối với các địa phương khác chưa phát hiện bệnh cần theo dõi thường xuyên, không được chủ quan, các diện tích chưa gieo trồng cần tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt nguồn giống.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cũng yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác dự báo nhằm phát hiện sớm bệnh khảm lá sắn, bọ phấn trắng để chỉ đạo, hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, hạn chế bệnh phát triển lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng. Đồng thời nghiên cứu các chính sách hỗ trợ cho nông dân; tổ chức tuyên truyền cho nông dân hiểu rõ về bệnh khảm lá sắn, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan trong công tác phòng chống bệnh.

Tin, ảnh: Hoàng Anh

 

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM