Thứ Ba, 10/01/2017 10:09

Sông băng nguy hiểm nhất thế giới sắp tan chảy, gây thảm họa với Trái đất?

Sông băng khổng lồ ở Nam Cực với kích thước tương đương bang Florida ở Mỹ, có thể gây thảm họa cho Trái đất nếu tan chảy hoàn toàn.

Anh khởi động chiến lược tài chính xanh để đối phó với biến đổi khí hậuTương lai việc làm chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậuTổng thư ký LHQ kêu gọi hành động khẩn cấp về khí hậuPháp dọa sẽ không ký Tuyên bố chung G20 nếu không bàn về khí hậuBiến đổi khí hậu đe doạ đẩy lùi tiến bộ xoá đói giảm nghèo trong 50 năm

Sông băng khổng lồ ở Nam Cực đang tan chảy

Theo Mirror, sông băng Thwaites ở Nam Cực đang bước vào giai đoạn “bất ổn” và trong kịch bản tồi tệ nhất, toàn bộ lượng băng sẽ tan vào đại dương trong, chỉ sau 150 năm.

Kết quả là mực nước biển sẽ dâng cao gấp 2,5 lần so với mức 20cm kể từ giai đoạn cuối thế kỷ 19, một nghiên cứu của NASA cho biết.

Nhà khoa học NASA, Helene Seroussi nói: “Sau khi đạt đến độ tan chảy, sông băng Thwaites sẽ hòa tan hết vào đại dương trong 150 năm. Điều đó có nghĩa là mực nước biển toàn cầu sẽ dâng cao thêm 50cm”.

Sông băng Thwaites với kích thước 181.000 km2 là một trong 5 sông băng có mức độ tan băng gấp đôi trong 6 năm qua. Tình trạng nước biển ấm lên do biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính gây ra bất ổn.

 Băng tan do nước ấm tác động từ bên dưới

Nhà khoa học Seroussi nói sông băng trở nên không ổn định khi nước biển ấm hơn tác động ngay từ bên dưới lòng sông. “Quá trình này diễn ra một cách liên tục, không gì có thể cản được”.

Hồi tháng Giêng, các nhà khoa học đã phát hiện một lỗ hổng khổng lồ dưới đáy sông băng Thwaites. Lỗ hổng có diện tích bề mặt xấp xỉ 40km2 và cao tới 300m. Ước tính lỗ hổng đủ lớn để chứa tới 14 tỷ tấn băng và phần lớn tan chảy chỉ trong vỏn vẹn ba năm qua.

Thwaites được xem là dòng sông băng nguy hiểm trên Trái Đất khi chịu trách nhiệm cho khoảng 4% mực nước biển dâng toàn cầu. Với kích thước tương đương bang Florida, Mỹ, sông băng Thwaites có thể khiến các đại dương trên thế giới dâng cao thêm 50cm, gây nên thảm họa đối với các thành phố ven biển.

Theo Dân Việt

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á
Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á

Các thị trường trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với những rủi ro kinh tế do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, với báo cáo của Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự báo 8 - 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm về năng suất trong bối cảnh nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào năm 2050.