Thứ Tư, 16/10/2013 14:25

Syria: Một thế hệ đầy mất mát, không biết gì ngoài chiến tranh

Cuộc chiến ác liệt ở Syria càng kéo dài bao nhiêu thì số lượng thương vong phải gánh chịu sẽ càng tăng lên bấy nhiêu, nhưng đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là những trẻ em Syria - một thế hệ đầy mất mà, lớn lên không biết gì ngoài chiến tranh, kênh CNA hôm nay (15/4) có bài viết phân tích.

Trẻ em Syria – một thế hệ đầy mất mát do chiến tranh. Ảnh: AFP

Nhiều đứa trẻ đã phải chứng kiến ​​những cảnh tượng hãi ​​hùng và lớn lên bên những câu chuyện về những người thân yêu, những người đã chết hoặc mất tích. Nhiều đứa trẻ khác thì mất nhà cửa và thậm chí mất cả cha mẹ trong các cuộc chiến.

Trong khi trẻ em ở những nơi khác trên thế giới lớn lên với trò chơi "trốn tìm", thì đối với những đứa trẻ ở Syria, đó không phải là một trò chơi mà là vấn đề của sự sống và cái chết, khi đạn pháo và âm thanh của tiếng súng rền vang khắp sân chơi của chúng.

Là một cư dân ở Damascus, cậu bé Ebrahim Al-Hindi cho biết: "Trước khi cuộc chiến bắt đầu... gia đình em đang sống trong căn nhà cũ, thoải mái và hạnh phúc, và khi đó em chỉ mới ba tuổi, do đó em đã không nhận thức được những gì đang xảy ra". Nhưng Ebrahim Al-Hindi đã phải trưởng thành nhanh chóng, khi gia đình cậu bé mất nhà cửa sau khi lực lượng nổi dậy chiếm đóng thành phố và cha cha cậu buộc phải rời bỏ quê hương để đến châu Âu tìm kiếm việc làm. Mẹ cậu bé cũng quá sợ hãi để cho cậu chơi trên các đường phố.

Để giúp các em, một nhóm các tình nguyện viên của Syria đang thực hiện một chương trình cho phép bọn trẻ thể hiện những cảm xúc của mình về cuộc chiến. Samia - một nhà hoạt động dân sự, tin rằng liệu pháp nghệ thuật là một công cụ hữu ích nhằm giúp bọn trẻ thoát khỏi những kỷ niệm xấu về chiến tranh.

"Thông qua liệu pháp nghệ thuật, chúng ta có thể giúp tống khứ những loại cảm xúc tiêu cực ra khỏi đứa trẻ, chẳng hạn như cảm giác sợ hãi", Samia nói. "Chúng tôi cố gắng “tô màu” cho những cảm xúc và giúp bọn trẻ chạm vào chính cảm giác của mình, bằng cách sử dụng trí tưởng tượng. Chúng tôi cố gắng để tống sự sợ hãi ra khỏi cơ thể bọn trẻ và giúp chúng giảm căng thẳng".

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là những kỷ niệm. Những đứa trẻ cũng phải đối mặt với mối đe dọa bị bắt cóc và tra tấn. Điều này để lại dấu ấn trên cả gia đình - một điều gì đó mà nhà tâm lý học Arwa Ghannoum vẫn thấy rất khó khăn để diễn tả, sau khi một người thân của cô bị bắt cóc và được sử dụng để tống tiền người cha đang phục vụ trong quân đội của Tổng thống Assad.

"Họ bắt cóc anh ấy, tra tấn, sử dụng điện áp cao và đánh đập anh. Anh ấy cũng phải chứng kiến cảnh người khác bị tra tấn và nghe những tiếng thảm thiết", Arwa kể lại.

Arwa cố gắng thông qua công việc của mình như một nhà tâm lý để giúp đỡ anh, nhưng điều đó không hề dễ dàng – anh ấy thường dễ dàng run rẩy và la hét đầy sợ hãi.

Sau 5 năm chiến tranh, Syria tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, mà một trong số đó là làm thế nào để đem lại hy vọng và an ủi cho một thế hệ trẻ em bị tổn thương bởi cuộc chiến. Thực tế, ngay cả khi tiếng súng có thể lắng xuống thì những vết sẹo của cuộc chiến chắc chắn sẽ vẫn còn dai dẵng trong một thời gian dài sau đó.

Bảo Nghi (Lược dịch từ CNA & Dailynews)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lịch sử Ngày Thương binh-Liệt sỹ 27 7
Lịch sử Ngày Thương binh-Liệt sỹ 27/7

Ngày 16/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức ký Sắc lệnh số 20/SL “Quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sỹ.”

Đức ủng hộ Campuchia - Chủ tịch ASEAN 2022
Đức ủng hộ Campuchia - Chủ tịch ASEAN 2022

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Liên Bang Đức Annalena Baerbock mới đây bày tỏ ủng hộ Campuchia với cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2022, cũng như ủng hộ chuyến thăm của đặc phái viên đặc biệt của ASEAN đến Myanmar.

Chuyện chiếc bàn trong hội đàm Paris
Chuyện chiếc bàn trong hội đàm Paris

Hội đàm Paris bàn về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam là một sự kiện ngoại giao “có một không hai” trên thế giới ở thế kỷ XX; nơi diễn ra những cuộc so kè, đấu trí căng thẳng giữa hai bên gồm Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhằm đi đến sự thỏa thuận căn bản về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở miền Nam Việt Nam.