Thứ Bảy, 12/09/2015 08:35

Tác động của nhân khẩu học đến phát triển thương mại điện tử ASEAN

Công nghệ đã và đang từng bước thay đổi bộ mặt kinh doanh của nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, nhất là trong lĩnh vực bán lẻ. Theo thống kê của công ty tư vấn quản lý Accenture, đến năm 2020, thương mại điện tử trong khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dự kiến sẽ tăng trưởng theo cấp số nhân để đạt được mục tiêu lợi nhuận trị giá 32 tỷ USD.

ASEAN+3 thông qua chiến lược đảm bảo an ninh lương thựcNga sắp lập phái đoàn đại diện thường trực tại ASEANHoàn tất chương trình hoạt động, nghị sự Hội nghị Cấp cao ASEAN 30Indonesia tập trung vào sự đoàn kết của ASEAN tại Hội nghị Bộ trưởng AMMBế mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 28-29

 Điện thoại và các thiết bị điện tử là một phần không thể thiếu của người dân Đông Nam Á nói riêng và toàn cầu nói chung. Ảnh: The ASEAN Post

Nhân tố tác động

Về vấn đề này, nhân khẩu học là yếu tố tất yếu, có tác động trực tiếp đến sự mở rộng của công nghệ trong lĩnh vực thương mại. Cụ thể, ước tính có khoảng 50% dân số ASEAN dưới 30 tuổi đang bắt đầu đẩy mạnh chi tiêu và mức độ sử dụng các thiết bị điện thoại di động, Internet ngày càng tăng. Đến năm 2020, dự kiến ASEAN sẽ có khoảng 800 triệu tài khoản di động và hơn 480 triệu tài khoản người dùng Internet. Sự gia tăng này nhìn chung được kích thích bởi mức độ tăng trưởng mạnh mẽ vào khoảng 5% của tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, khách hàng là nhân tố quan trọng nhất với vai trò chính là thúc đẩy doanh nghiệp tiến lên phía trước, hoặc ngược lại. Trong cuộc sống hiện đại, người tiêu dùng dần chuyển sự chú ý đến các sản phẩm đa chức năng để giảm thiểu tối đa phí chi trả và tối ưu hóa thời gian sử dụng. Với luồng công nghệ tốt nhất và nhanh nhất trong tầm tay, người tiêu dùng hoàn toàn có thể tham vọng được trải nghiệm cảm giác mua hàng nhanh chóng và tiện lợi nhất. Theo nhận định của tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International, hiện có khoảng ¼ (tương đương với 25%) dịch vụ mua sắm ở châu Á đang được thực hiện trực tuyến trên các thiết bị điện thoại thông minh và đến năm 2020, con số này sẽ tăng vọt lên đến 65%.

Sự kết hợp của các ứng dụng công nghệ hiện đại như  Internet of Things (IoT) và trí tuệ nhân tạo sẽ hỗ trợ người dùng đưa ra quyết định mua sắm dễ dàng hơn, thay vì phải di chuyển qua lại giữa các trang web bán hàng để đọc đánh giá của số đông người mua trước. Thêm vào đó, ứng dụng hỗ trợ giọng nói cũng sẽ được cài đặt để cung cấp cho khách hàng một lượng thông tin đầy đủ và cần thiết, cùng lúc trợ giúp hoàn thiện khâu thanh toán liền mạch, giúp khác hàng hoàn thành nhu cầu mua sắm trong thời gian ngắn nhất nhưng vẫn đảm bảo có được nguồn hàng chất lượng.

Cần tận dụng cơ hội

Nhiều khả năng trong năm 2018, khu vực Đông Nam Á sẽ chứng kiến sự chuyển đổi mạnh mẽ từ thương mại điện tử truyền thống sang thương mại điện tử số, với sự kết hợp giữa việc tích hợp các nền tảng truyền thông đa phương tiện để nhằm mục tiêu khai thác tối ảnh hưởng của truyền thống đến thị hiếu người tiêu dùng, từ đó từng bước phát triển khâu tiếp thị có hiệu quả.

Do đó, các doanh nhân Đông Nam Á cần tận dụng cơ hội của sự bùng nổ này và nhanh chóng chuyển sang hình thức kinh doanh thương mại điện tử số để tạo ra một môi trường kinh doanh điện tử toàn diện. Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng cần phải nắm bắt kịp thời thị hiếu của người tiêu dùng để tạo ra môi trường mua sắm thoải mái cho khách hàng nói riêng và góp phần thúc tốc độ đẩy thương mại điện tử Đông Nam Á phát triển ngày càng tăng nói chung.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gỡ điểm nghẽn để thúc đẩy xuất nhập khẩu
Gỡ 'điểm nghẽn' để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Mặc dù thủ tục hành chính ở nhiều bộ ngành liên quan đến thương mại hàng hoá xuyên biên giới đã được cải thiện, tuy nhiên doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn gặp không ít khó khăn khi tuân thủ quy trình.