Thứ Sáu, 14/04/2017 15:00

Tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi có giá trị lý luận và thực tiễn

Sáng 14/10, Ban Dân vận Trung ương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo trực tuyến toàn quốc 70 năm tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trao giải cuộc thi viết về “Dân vận khéo” năm 2019.

Đọc bài báo “Dân vận” để làm dân vận tốtBám cơ sở làm dân vậnCán bộ, đảng viên kỳ vọng vào kết quả Hội nghị Trung ương 11

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà (ngoài cùng bên phải) và UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Phan Xuân Toàn trao giải báo chí viết về "Dân vận khéo" cho nhóm tác giả của Báo Thừa Thiên Huế

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng dự và phát biểu tại hội thảo. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; UVTW Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Điểu K'Ré; Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Lê Quốc Lý chủ trì hội thảo tại điểm cầu Trung ương.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Phan Xuân Toàn chủ trì hội thảo tại điểm cầu Thừa Thiên Huế.

Phát biểu tại hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nhấn mạnh, cán bộ, đảng viên phải thực sự gương mẫu trong cuộc sống và mọi hoạt động của mình, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”; phải trọng dân, chân thành với dân, gần dân, sát dân, vui buồn cùng dân, có trách nhiệm với dân, luôn đặt lợi ích tập thể lên trên hết, không chủ nghĩa cá nhân.

Để tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng, Thường trực Ban Bí thư đề nghị tập trung khắc phục, giải quyết dứt điểm, triệt để những vấn đề bức xúc, nổi cộm mà cán bộ, đảng viên và Nhân dân quan tâm. Cần quy định rõ trách nhiệm thực hiện công tác dân vận của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, cán bộ, đảng viên. Hàng năm tiến hành kiểm điểm, đánh giá kết quả công tác dân vận của tập thể cấp ủy, đảng viên; tiếp tục nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác dân vận.

Cán bộ dân vận phải thường xuyên gần gũi với người dân là yêu cầu đặt ra trong thời gian tới 

Trên tinh thần đó, các đại biểu tham gia hội thảo đã tập trung thảo luận, trình bày tham luận để làm rõ thêm những giá trị của tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đồng thời khẳng định, tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi là giá trị lý luận và thực tiễn cho công tác dân vận hiện nay. Qua tác phẩm “Dân vận” để những người làm công tác dân vận của Đảng vận dụng linh hoạt tư tưởng của Người trong việc tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân…

Hội thảo cũng đã nhận được những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong công tác vận động Nhân dân ở các địa phương, cơ quan, đơn vị trong toàn quốc.

Dịp này, Ban Tổ chức cuộc thi Báo chí viết về tấm gương “Dân vận khéo” giai đoạn 2017 - 2020 đã chọn ra 50 tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả lọt vào vòng chung khảo ở 4 thể loại: Báo in, báo điện tử, báo hình và báo nói để trao giải; trong đó, Báo Thừa Thiên Huế vinh dự có tác phẩm 3 kỳ “Xác định địa giới hành chính giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị: Lấy người dân làm chủ thể, đảm bảo đời sống dân sinh” của nhóm tác giả Lê Thọ - Phan Thành.

Tin, ảnh: Phong Thọ 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

50 năm Hiệp định Paris Nhìn lại bài học lớn rút ra từ mốc son chói lọi của ngoại giao Việt Nam
50 năm Hiệp định Paris: Nhìn lại bài học lớn rút ra từ mốc son chói lọi của ngoại giao Việt Nam

Sáng 16/1, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Quốc phòng đồng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Làm sao để mỗi người nghĩ đến Huế là nghĩ đến xứ sở áo dài
Làm sao để mỗi người nghĩ đến Huế là nghĩ đến xứ sở áo dài

Đó là mong muốn của ông Phan Thanh Hải – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao khi nói về vấn đề phục hưng áo dài tại hội thảo khoa học “Phát huy giá trị áo dài thời Nguyễn trong đời sống đương đại, xây dựng Huế trở thành kinh đô áo dài Việt Nam” diễn ra chiều 22/12.

Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế
Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

Thừa Thiên Huế là địa phương đầu tiên tham gia đấu giá cổ vật ở nước ngoài, có cả thất bại và thành công. Có thể thấy thủ tục, quy định khi mua cổ vật phải trải qua rất nhiều công đoạn như thành lập hội đồng xét duyệt, thẩm định giá trị, niên đại, lai lịch của hiện vật, đàm phán về mức giá… tạo ra sự chậm trễ, khó khăn trong quá trình đấu giá để đưa các cổ vật có giá trị về nước.