Chủ Nhật, 22/01/2017 17:41

Tai nạn giao thông giảm sâu nhất trong nhiều năm

Chiều 22/7, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (UBATGTQG) tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (ATGT) 6 tháng đầu năm, triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2019. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị. Cùng dự, còn có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch UBATGTQG Trương Hòa Bình cùng đại diện các bộ ngành liên quan.

Tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thịKhẩn trương thực hiện các biện pháp ngăn chặn TNGT do uống rượu, biaKiềm chế tai nạn giao thông khu vực Hầm đường bộ Hải VânTiếp tục kéo giảm TNGT và khắc phục ùn tắc giao thôngTai nạn giao thông còn diễn biến phức tạp

Tại hội nghị

Tại điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế, tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, cùng đại diện các lãnh đạo sở, ngành địa phương.

47 tỉnh, thành TNGT giảm

Theo UBATGTQG, 6 tháng đầu năm 2019, toàn quốc xảy ra 8.385 vụ tai nạn giao thông (ANGT), làm chết 3.810 người, bị thương 6.358 người. So với 6 tháng đầu năm 2018, số vụ TNGT giảm 641 vụ, số người chết giảm 311 người, số người bị thương giảm 679 người. Có 47 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số người chết do TNGT giảm so với cùng kỳ năm 2018 và 11 địa phương có số người chết do TNGT tăng so với cùng kỳ 2018. Đã xảy ra 19 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 73 người, bị thương 87 người. Về ùn tắc giao thông, cả nước xảy ra 46 vụ, so với cùng kỳ năm 2018 tăng 8 vụ.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách UBATGTQG cho biết, 6 tháng đầu năm 2019, công tác đảm bảo trật tự ATGT có nhiều chuyển biến tích cực, TNGT giảm cả 3 tiêu chí, giảm sâu nhất trong nhiều năm; dịch vụ vận tải đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong các dịp cao điểm. Đặc biệt, việc Bộ Công an ra quân thực hiện cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về ma túy, nồng độ cồn đối với lái xe kinh doanh vận tải, xử lý vi phạm về mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe máy… Ngành GTVT cả nước cũng thực hiện chỉ đạo nâng cao an toàn giao thông kết cầu hạ tầng, xử lý điểm đen, yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải khám sức khỏe đối với lái xe; phát hiện và chấm dứt hợp đồng với các lái xe dương tính với ma túy.

Mặc dù đạt được những kết quả nổi bật, nhưng tình hình trật tự ATGT vẫn diễn biến phức tạp, cả nước còn xảy ra 19 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, làm chết, bị thương nhiều người, gây bức xúc dư luận xã hội, nhất là tai nạn liên quan đến xe chở khách, xe tải nặng, tai nạn do lái xe vi phạm nồng độ cồn, sử dụng ma túy gây nên…

Tình hình TNGT trên địa bàn tỉnh còn diễn biến phức tạp, tăng cao trên 20% trên cả 3 tiêu chí 

Tình hình trật tự ATGT trên các tuyến vận tải ven biển cũng diễn biến ngày càng phức tạp với sự gia tăng nhanh chóng của đội tàu sông, phà, biển; tình trạng xe dù bến cóc tăng mạnh, cạnh tranh bất bình đăng với xe khách tuyến cố định, ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn có xu hướng gia tăng.

Nguyên nhân theo UBATGTQG, công tác quản lý Nhà nước về GTVT còn nhiều hạn chế, đặc biệt là công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các đơn vị kinh doanh vận tải; một số nơi hiệu lực thực thi pháp luật về trật tư ATGT còn hạn chế; sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa cac cơ quan chức năng chưa chặt chẽ; ý thức chấp hành quy định một bộ phận người tham gia giao thông còn yếu kém….

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch UBATGTQG Trương Hòa Bình cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác bảo đảm ATGT vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị các đại biểu tham gia Hội nghị nêu cao tinh thần trách nhiệm, đóng góp ý kiến, chỉ rõ những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân để cùng thảo luận. Từ đó, đề xuất các giải pháp hữu hiệu cả trước mắt và lâu dài để thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo đảm trật tự ATGT 6 tháng cuối năm 2019.

Thực trạng báo động

Trong khi TNGT cả nước đang được kéo giảm các tiêu chí thì trên địa bàn tỉnh, tình hình TNGT đang diễn biến phức tạp, tăng cao trên 20% trên cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ 2018. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2019 toàn tỉnh xảy ra 412 vụ TNGT làm chết 104 người, bị thương 398 người, thiệt hại tài sản khoảng 1,2 tỷ đồng. So với 6 tháng đầu năm 2018 tăng 69 vụ TNGT, tăng 25 người chết, tăng 84 người bị thương. Trong đó, TNGT đường bộ xảy ra 404 vụ làm 99 người chết và bị thương 396 người; đường sắt xảy ra 8 vụ làm chết 5 người, bị thương 2 người.

Số liệu của Công an tỉnh cho thấy, trong 6 tháng đầu năm có 2 địa phương giảm số người chết trên 10% là Hương Trà, Quảng Điền. Các địa phương còn lại tăng số người chết cao nhất là A Lưới 700%, Nam Đông 400%, Hương Thủy 113%, Phú Lộc 64%, TP Huế 24%... Phương tiện gây tai nạn chủ yếu là mô tô, xe máy với 302 vụ, ô tô 84 vụ. Nguyên nhân gây tai nạn chủ yếu vi phạm tốc độ, đi không đúng phần đường, chuyển hướng không an toàn, quay đầu xe trái quy định và vượt xe trái quy định…

Điểm đen cần có phương án xóa bỏ trên đèo Hải Vân 

Theo Ban ATGT tỉnh, tình hình vi phạm pháp luật về ATGT, trật tự đô thị còn diễn ra phổ biến ở nhiều nơi, trong đó, nổi lên tình trạng lái xe sử dụng các loại chất kích thích tương đối nhiều, một số địa phương thực hiện công tác đảm bảo trật tự ATGT chưa đồng bộ, thiếu quyết liệt, đặc biệt trong kỳ cao điểm. Cá biệt, có địa phương có số người chết tăng trên 50% so với cùng kỳ. Tình hình TNGT diễn biến rất phức tạp, tăng cao trên 20% trên cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ 2018, là thực trạng đáng báo động trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay.

Nguyên nhân được xác định do công tác quản lý, quy hoạch và xây dựng đô thị còn nhiều bất cập, quản lý nhà nước về GTVT, hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế, việc khắc phục bất hợp lý trong tổ chức giao thông, giải quyết các điểm đen không kịp thời; tình trạng xe ô tô hợp đồng, hợp đồng theo mô hình tuyến vận tải cố định, thực hiện đón trả khách không đúng quy định gây mất trật tư ATGT; số lượng phương tiện ngày càng gia tăng dẫn đến mật độ phương tiện tăng rất cao.

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã chỉ ra những tồn tại và hạn chế dẫn đến tình hình trật tự ATGT tăng cả 3 tiêu chí trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, cơ quan chức năng và các địa phương tổ chức rà soát đánh giá về quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông và từng bước nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông, đáp ứng nhu cầu phát triển giao thông trong tình hình mới; tham mưu phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt các tuyến nội thị và vùng giáp ranh; tăng cường các điểm giao thông tĩnh; nâng cap ý thức người dân trong việc chấp hành pháp luật về ATGT…

6 tháng đầu năm, Công an tỉnh đã chỉ đạo công an các địa phương kiểm tra, xử lý đối với 39.877 trường hợp vi phạm và ra quyết định phạt tiền 31.314 trường hợp vi phạm, chuyển KBNN thu hơn 30,4 tỷ đồng, tước GPLX 3.760 trường hợp, tạm giữ phương tiện 3.759 trường hợp. TTGT của Sở GTVT cũng kiểm tra, lập biển bản vi phạm hành chính 779 trường hợp với 817 lỗi vi phạm, chuyển KBNN thu hơn 1,1 tỷ đồng, tước GPLX 63 trường hợp.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

 

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều mục tiêu đặt ra cho ngành văn hóa, thể thao trong năm 2023
Nhiều mục tiêu đặt ra cho ngành văn hóa, thể thao trong năm 2023

Tiếp tục xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO công nhận Ca Huế là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là một trong những nhiệm vụ được ngành văn hóa, thể thao nêu bật tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2023 được Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức chiều 11/1.

Chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại
Chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại

Sau một tuần dõi theo, cầu nguyện, cuối cùng, phép mầu đã không đến được cháu Thái Lý Hạo Nam ở xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp.

FAO Giá lương thực thế giới tăng 14,3 vào năm 2022
FAO: Giá lương thực thế giới tăng 14,3% vào năm 2022

Bị thúc đẩy bởi giá năng lượng và phân bón cao hơn do tác động từ xung đột giữa Nga và Ukraine, giá lương thực toàn cầu vào năm 2022 cao hơn 14,3% so với 1 năm trước đó, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết.