Chủ Nhật, 24/05/2015 15:03

Tại sao là “Black Friday”?

Từ "black" ("đen tối") đứng trước một ngày trong tuần hiếm khi mang ý nghĩa tốt.

Black Friday - “Cơn lốc” càn quét tín đồ mua sắm toàn cầu[Infographics] Lễ Tạ ơn qua những con sốSăn hàng Apple ngày Black Friday ở đâu rẻ nhất?Google thiết kế lại giao diện tìm kiếm cho Black Friday

Những "tín đồ mua sắm" đổ xô đến các cửa hàng trong ngày Black Friday. Ảnh: Reuters

“Black Monday” (“Thứ Hai đen tối”) là phiên bán tháo vào trước ngày thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1929. “Black Tuesday” (“Thứ Ba đen tối”) cũng là ngày xảy ra vụ sụp đổ thị trường chứng khoán lớn hơn vào năm 1987.

“Black Wednesday” (“Thứ Tư đen tối”) được sử dụng để nhắc đến ngày Chính phủ Anh buộc phải quyết định rút đồng bảng Anh ra khỏi Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM) vào năm 1992.

“Black Thursday” (“Thứ Năm đen tối”) được sử dụng để mô tả những ngày xảy ra thảm hoạ cháy rừng tồi tệ, đánh bom và những điều tiêu cực khác.

Vậy thì làm cách nào “Black Friday” (“Thứ Sáu đen tối”) trở nên phổ biến về lợi nhuận thương mại, các giao dịch vui vẻ trong ngày, khi mọi người đổ xô đi mua sắm mùa lễ hội sau Lễ Tạ ơn?

Tuy nhiên, “Black Friday” không phải luôn được hiểu theo cách này. Tờ New York Times lần đầu tiên sử dụng “Black Friday” trong một bài báo năm 1870 để chỉ ngày mà thị trường vàng sụp đổ vào năm trước đó.

Ben Zimmer, nhà sản xuất của Vocabulary.com, người đã nghiên cứu và viết về cụm từ này cho biết, nó liên quan đến việc mua sắm sau Lễ Tạ ơn, bắt đầu ở Philadelphia những năm 1960.

Cảnh sát địa phương đã gọi đây là ngày “Black Friday” vì họ phải đối phó với tình trạng giao thông tồi tệ và những vụ tai nạn liên quan đến đám đông của những người mua sắm đi đến các cửa hàng.

Việc sử dụng cụm từ “Black Friday” không được cho là phù hợp với các nhà bán lẻ địa phương. Theo Zimmer, họ đã cố gắng để chọn một cái tên tích cực hơn, chẳng hạn như "Big Friday".

Thế nhưng, hầu hết người tiêu dùng có thể không biết và cũng không quan tâm về điều này. Tất cả những gì họ muốn là những giao dịch với giá hời.

Sau đó, việc sử dụng cụm từ “Black Friday” thành công đến nỗi những hãng bán lẻ đã cố gắng mở rộng ngày này qua nhiều ngày trong tuần, bởi hoạt động mua sắm mùa lễ ngày càng trở nên cạnh tranh hơn.

Năm 2005, “Cyber ​​Monday” (“Thứ Hai điện tử”) được giới thiệu là ngày bán lẻ trực tuyến, hỗ trợ các khoản mua sắm tiết kiệm lớn cho người tiêu dùng. Trong năm 2010, American Express đã đưa ra "Small Business Saturday" (“Thứ Bảy mua sắm thông minh”) để khuyến khích mọi người mua sắm tại các doanh nghiệp địa phương độc lập vào ngày sau "Black Friday".

Các nhà bán lẻ đã bắt đầu chương trình khuyến mãi mùa lễ của họ ngày càng sớm hơn, thậm chí đã có những nỗ lực để thay đổi tên của ngày trước “Black Friday” sang “Gray, Brown or Black Thursday” (“'Thứ Năm xám, nâu hoặc đen”). Nhưng đối với hầu hết người Mỹ, đó vẫn mãi là Lễ Tạ ơn.

Lê Thảo (Lược dịch từ New York Times & Straitstimes) 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Black Friday Ghi nhận kỷ lục tại Mỹ, lạm phát phủ bóng tại châu Âu
Black Friday: Ghi nhận kỷ lục tại Mỹ, lạm phát phủ bóng tại châu Âu

Người mua sắm ở Mỹ đã chi tiêu một khoản kỷ lục 9,12 tỷ USD trong các giao dịch mua sắm trực tuyến vào dịp giảm giá Black Friday (Thứ Sáu Đen). Trong khi đó, các nhà bán lẻ châu Âu đang hy vọng dịp giảm giá này sẽ thu hút người mua sắm thực hiện chi tiêu, mặc dù diễn ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng trầm trọng.

Mỹ Chi tiêu trực tuyến lần đầu tiên giảm trong ngày Black Friday
Mỹ: Chi tiêu trực tuyến lần đầu tiên giảm trong ngày Black Friday

Hãng Thông tấn Reuters ngày hôm nay (28/11) trích dẫn dữ liệu từ Adobe Analytics cho biết, lần đầu tiên, chi tiêu mua sắm trực tuyến trong ngày Black Friday, hay còn gọi là ngày "Thứ Sáu đen tối”, theo truyền thống là một trong những ngày mua sắm lớn nhất trong năm đã ghi nhận mức giảm tại Mỹ.