Chủ Nhật, 14/04/2019 14:37

Tam Giang và sự tiếc nuối của Chủ tịch Quốc hội

Theo dõi phiên họp chiều 11/10/2021, tôi rất vui khi biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sau khi thảo luận đã nhất trí ban hành Nghị quyết trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 sắp diễn ra cuối tháng 10 này.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất thông qua 4 cơ chế, chính sách đặc thù của Thừa Thiên HuếXem xét thông qua thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thừa Thiên Huế

Nếu Quốc hội thông qua, Thừa Thiên Huế sẽ được thực hiện các cơ chế đặc thù nhằm huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển, bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa; xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa.

Ngoài 4 cơ chế đặc thù (liên quan đến nợ vay; nguồn ngân sách Trung ương bổ sung; phí, lệ phí; tỷ lệ phần trăm được hưởng tiền sử dụng dụng đất khi bán tài sản công ), UBTVQH còn đồng ý trình Quốc hội cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập Quỹ Bảo tồn di sản Huế.

Đây là thành quả của sự phối hợp giữa Thừa Thiên Huế và Chính phủ nhằm hiện thực hóa Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị ban hành cuối năm 2019 về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Có chi tiết mà tôi tâm đắc khi nghe Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu liên quan đến đầm phá Tam Giang. Chủ tịch Vương Đình Huệ nêu nhận xét: “Từ trên máy bay nhìn xuống thấy Tam Giang hùng vĩ, vĩ đại nhất của cả khu vực châu Á này chứ không chỉ Đông Nam Á. Với một khu vực đầm phá mênh mông như vậy lại có Quyết định của Thủ tướng liên quan đến cơ chế, chính sách cho đầm phá Tanm Giang phát triển. Tôi thấy tiếc là các đồng chí lần này không đúc kết những cái đó để đưa vào nghị quyết này. Đầm phá Tam Giang có tiềm năng về du lịch - dịch vụ rất tốt”.

Quyết định mà Chủ tịch Quốc hội đề cập là đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ ban hành cuối năm 2009, với mục tiêu tổng quát là tranh thủ mọi nguồn lực để tập trung phát triển đưa đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đến năm 2020 trở thành vùng có điều kiện phát triển kinh tế khá của tỉnh. Lấy du lịch làm ngành kinh tế chủ lực gắn với phát triển nông nghiệp bền vững để đến năm 2020 tạo sự thay đổi đáng kể cho vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đưa vùng này trở thành một trong những khu vực có kinh tế ven biển phát triển mạnh của cả nước.

Qua phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho thấy, Trung ương đã và đang thật sự quan tâm đến nền tảng phát triển của Thừa Thiên Huế, vì vẻ đẹp và lợi thế của vùng nước lợ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai không phải địa phương nào cũng có. Đó là thực tế khách quan nên cần sớm được đúc  kết như góp ý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Phạm Hữu Thu

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.

Nhân rộng và phát triển các mô hình sinh kế giảm nghèo
Nhân rộng và phát triển các mô hình sinh kế giảm nghèo

Kết quả đạt được trong thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo và giảm nghèo bền vững của tỉnh trong thời gian qua phải kể đến những mô hình phát triển sinh kế đưa về các địa phương, hộ dân một cách kịp thời và thiết thực.