Thứ Năm, 07/05/2020 14:06

Tạo cơ chế, chính sách để phát triển TP. Buôn Ma Thuột là điều chính đáng và rất cần

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu đã nhấn mạnh như thế khi tham gia ý kiến về dự thảo Nghị quyết về “Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” tại chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV vào sáng 7/11 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Ngày 7/11, Quốc hội thảo luận về 2 dự thảo Nghị quyết và 2 dự án LuậtChống chia lô bán nền ở vùng nông thôn như thế nàoThông cáo báo chí số 14, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XVSửa luật Đất đai phải cân bằng giữa lợi ích của người dân, doanh nghiệp và nhà nước

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu tham gia phát biểu ý kiến. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Góp ý vào nội dung này, đại biểu Nguyễn Thị Sửu bày tỏ sự đồng tình. Bà Sửu cho rằng, có thể chưa tương xứng với quy mô theo tinh thần Kết luận 67 của Bộ Chính trị nhưng sẽ là nền tảng cho việc xây dựng và phát triển TP. Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây nguyên trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của thành phố, nhất là tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa lịch sử, vị trí địa lý.

TP. Buôn Ma Thuột có hệ thống giao thông đường bộ và đường hàng không thuận lợi nối các vùng Tây nguyên như Pleiku, Kon Tum, Gia Nghĩa, Đà Lạt với các trung tâm kinh tế, cảng biển vùng Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và khu vực tam giác ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia.

Bà Sửu nhấn mạnh, các cơ chế chính sách thể hiện tính tương hỗ, làm tiền đề cho nhau để hình thành, hiện thực hóa cho cuộc sống. Ưu đãi về tài chính ngân sách để đầu tư hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo quỹ đất, thu hút các dự án đầu tư cho thương mại dịch vụ, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các chương trình dự án tiềm năng như lĩnh vực sản xuất chế biến nông sản, cà phê, y tế giáo dục, văn hóa du lịch, công nghiệp để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.

Đặc biệt với diện tích đất tự nhiên chiếm khoảng 32%, dân số chiếm hơn 22% so toàn tỉnh, TP. Buôn Ma Thuột có 40 dân tộc cùng sinh sống nhưng tập trung là dân tộc Ê Đê. 33 buôn có bề dày truyền thống văn hóa đậm chất Tây nguyên, đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, với không gian cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.

Bước vào thời đại dịch vụ du lịch gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, TP. Buôn Ma Thuột đã và đang định hình 3 buôn văn hóa. Vì thế, theo bà Sửu, việc tạo cơ chế, chính sách để phát triển TP. Buôn Mê Thuột là điều chính đáng và rất cần.

N. Minh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giám sát chặt việc biên soạn, thẩm định chất lượng, giá sách giáo khoa
Giám sát chặt việc biên soạn, thẩm định chất lượng, giá sách giáo khoa

Đó là đề xuất đáng chú ý của Sở Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tại cuộc giám sát “Việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” (SGK GDPT) với Đoàn Giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh do Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu làm trưởng đoàn, diễn ra sáng 15/12.

TP Huế cần quan tâm vấn đề thiếu biên chế giáo viên
TP. Huế cần quan tâm vấn đề thiếu biên chế giáo viên

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng đoàn Giám sát Nguyễn Thị Sửu đề nghị như trên tại cuộc giám sát “Việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” (SGK GDPT) ở TP. Huế sáng 15/12.

Xem xét các dự án luật phù hợp thực tiễn
Xem xét các dự án luật phù hợp thực tiễn

Sáng 2/11, tại buổi thảo tại tổ về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và Dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), các thành viên của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đã có những ý kiến thiết thực.