Thứ Hai, 25/12/2017 13:45

Tập trung vốn cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt

Là đề xuất của Bộ Tài chính, cũng như Thừa Thiên Huế tại hội nghị trực tuyến sơ kết và thúc đẩy giải ngân nguồn vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài năm 2020 được tổ chức sáng 25/6.

Huy động trái phiếu Chính phủ tăng 5 lầnHướng đến kho bạc điện tửBảo đảm công khai minh bạch, kịp thời chi trả tiền hỗ trợ cho người dân

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết ngày 24/6/2020, các Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 từ nguồn nước ngoài là 7.427 tỷ đồng, đạt 13,1% so với dự toán được giao. Trong đó, giải ngân của các Bộ, ngành Trung ương: 2.815 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 15,46% so với dự toán được giao; các địa phương giải ngân 4.611 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 11,98% so với dự toán được giao.

Tại Thừa Thiên Huế, tính đến ngày 15/6, vốn ODA thuộc kế hoạch năm 2020 đã giải ngân được 132 tỷ đồng, đạt 12% kế hoạch, trong đó thanh toán theo cơ chế trong nước đạt 46%; thanh toán theo cơ chế nước ngoài đạt 8%.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giải ngân chậm chủ yếu do các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19. Hầu hết các hoạt động đều gắn với yếu tố nước ngoài từ khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát, thống nhất với nhà tài trợ (đặc biệt là WB) đối với từng hoạt động và kế hoạch của dự án,... nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thực hiện của phần lớn các dự án ODA.

Sáu tháng đầu năm, nhiều dự án lớn đang phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh dự án (điều chỉnh chủ trương đầu tư), và điều chỉnh hiệp định vay với nước ngoài nên chưa đủ cơ sở pháp lý để triển khai hoạt động, dẫn đến chưa thể lập hồ sơ rút vốn.

Vấn đề giải phóng mặt bằng chậm, năng lực hạn chế của các nhà thầu, chậm giải quyết tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu, quá trình thẩm định của cơ quan cho vay lại đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thường bị kéo dài là nguyên nhân chậm giải ngân vốn đầu tư công

Theo đó, Bộ Tài chính kiến nghị các cơ quan chủ quản khẩn trương rà soát phân bổ chi tiết dự toán đến từng dự án, đảm bảo sát tiến độ, nhu cầu giải ngân của dự án và kịp thời nhập vào hệ thống TABMIS để có cơ sở giải ngân. Đồng thời, cần lưu ý tập trung vốn cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt, các dự án ưu tiên cần sớm hoàn thành để đưa vào sử dụng và các dự án sắp hoàn thành hoặc các dự án sắp hết thời hạn giải ngân. Trường hợp nhận thấy không đủ khả năng giải ngân, đề nghị hủy, chuyển dự toán cho dự án khác có tính sẵn sàng hơn.

Tin, ảnh: Hoàng Loan

 

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô
Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc đôn đốc đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội vào ngày 21/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu phải giải ngân đạt ít nhất 95% trong tổng số hơn 711 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023.

Nâng cao năng lực trong công tác tham mưu
Nâng cao năng lực trong công tác tham mưu

Chiều 6/1, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tổng kết năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Hội nghị có sự tham dự của ông Nguyễn Văn Phương - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và ông Nguyễn Quang Tuấn - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Mạnh tay với các dự án đầu tư công chậm tiến độ
Mạnh tay với các dự án đầu tư công chậm tiến độ

Được xem là động lực trong phát triển kinh tế, vì thế việc giải ngân các dự án đầu tư công chậm sẽ gây trở ngại không nhỏ cho phát triển kinh tế. Và để tạo động lực trong tăng trưởng, Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ vừa gỡ khó, vừa thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.