Thứ Năm, 14/06/2018 06:30

Thẩm định kỹ để tránh bị lừa khi mua đất

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh nhiều người dân bị các đối tượng xấu lợi dụng lừa bán đất. Tuy chiêu thức, thủ đoạn của các đối tượng không mới, nhưng nhiều người vẫn “sập bẫy”.

Dùng giấy tờ giả lừa bán đất: Hàng chục người “sập bẫy”Làm rõ đường dây lừa mua bán đất

Công an TP. Huế tiến hành các thủ tục cần thiết để khởi tố đối tượng trú tại phường Thủy Xuân, sử dụng sổ đỏ giả để lừa đảo người dân

Tìm hiểu từ các vụ việc xảy ra trên địa bàn tỉnh gần đây cho thấy, các đối tượng đều rất trẻ, có trình độ, nhất là về công nghệ thông tin, khéo ăn nói, nhưng lại không muốn làm việc đàng hoàng mà chỉ muốn kiếm được nhiều tiền một cách nhanh chóng bằng cách lừa đảo.

Điều rất dễ nhận thấy, các đối tượng phạm tội không phải lần đầu. Mới đây (cuối tháng 11/2020), Công an TP. Huế bắt được đối tượng trú tại phường Thủy Xuân (TP. Huế) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Mở rộng điều tra, Công an TP. Huế xác định, để lừa đảo, đối tượng này đã mua 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) trên mạng rồi đem thế chấp với một phụ nữ để vay số tiền 470 triệu đồng.

Không chỉ giả sổ đỏ để lừa đảo, các đối tượng còn giả danh mình là cán bộ liên quan đến lĩnh vực đất đai, quen biết rộng để tạo lòng tin với người muốn mua đất. Do chủ quan, lại muốn mua được đất tại các khu vực quy hoạch nên có không ít người đã “dính bẫy”.

Một đường dây lừa đảo khác với nhiều đối tượng cũng đã được Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh triệt phá là vụ án điển hình về hành vi lừa đảo bán đất. Điều đáng nói, chỉ trong một thời gian ngắn, các đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của gần 20 người dân với tổng số tiền 1,6 tỷ đồng.

Thủ đoạn của các đối tượng là lân la tìm hiểu nhu cầu mua đất của người dân tại các khu quy hoạch ở địa bàn xã Thủy Vân (TX. Hương Thủy) nên đã tung tin giả và làm giả các loại giấy tờ để bán. Nhằm tạo lòng tin, các đối tượng đã dẫn người mua đất đến tận các nơi quy hoạch để chỉ từng lô đất rồi yêu cầu người mua đóng tiền cọc 50 triệu đồng/lô để chiếm đoạt.

Không ít đối tượng cũng đã bày ra chiêu trò lừa đảo người mua đất bằng cách tự mình làm giả các giấy tờ khác có liên quan như: giấy thỏa thuận bán đất, giấy bán đất, hợp đồng đặt cọc về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất… rồi bán các lô đất “ảo” với giá tiền tỷ.

Biết nhiều người có nhu cầu mua đất ở khu vực phường An Đông (TP. Huế), một đối tượng đã tự mình làm giả các giấy tờ rồi khẳng định, các lô đất này là của mình và làm hợp đồng bán cho nhiều người, chiếm đoạt gần 3,5 tỷ đồng.

Nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao người mua đất lại dễ dàng bị các đối tượng xấu lợi dụng để lừa đảo bán đất đến như vậy? Từ các vụ việc xảy ra thời gian qua và qua điều tra, làm rõ từng đối tượng lừa đảo của công an các đơn vị, địa phương trong tỉnh cho thấy, đó là sự chủ quan, sự nhẹ dạ, cả tin của không ít người.

“Do khu vực đất mà các đối tượng lợi dụng lừa đảo người mua có vị trí đẹp, lại nằm trong quy hoạch có tuyến đường rộng, có hệ thống vỉa hè, hệ thống điện thắp sáng, nên ai cũng chắc chắn một điều đây là đất đã có sổ đỏ, không lo bị quy hoạch treo. Hơn nữa, đất ở các khu vực này, nhất là ở xã Thủy Vân nằm trong quy hoạch sẽ lên thành phố nên ai cũng muốn sở hữu cho mình một lô vừa ý nên đã vội vàng”, một cán bộ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Huế cho biết.

Qua đây, công an các đơn vị, địa phương trong tỉnh không chỉ lưu ý mọi người chủ động báo lực lượng chức năng khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ lừa đảo và khuyến cáo người dân không nên chủ quan, bỏ qua các khâu kiểm định những giấy tờ liên quan, nhất là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

Dù đất nằm trong quy hoạch phân lô, bán nền, đã có sổ đỏ, người mua cũng cần đến cơ quan có chức năng hỏi, thẩm định cho chắc chắn trước khi quyết định bỏ tiền cọc, chồng tiền mua đất. Đừng vì chủ quan, lơ là để các đối tượng lợi dụng lừa đảo dẫn đến “tiền mất, tật mang”. 

Bài, ảnh: Anh Phong

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẹp, an toàn trên địa bàn nông thôn
Đẹp, an toàn trên địa bàn nông thôn

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh triển khai, đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cấp hội nông dân trên địa bàn. Qua đó, đã góp phần cải thiện hạ tầng kinh tế - xã hội, nhiều nét đẹp trong đời sống được phát huy...

Làm như thế để làm gì
Làm như thế để làm gì?

Chuyện ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, một tỉnh “thường thường bậc trung” của miền Trung về kinh tế...