Thứ Hai, 10/08/2015 14:55

Thăm Lao Thừa Phủ, nhớ 50 năm ấy

Trong một ngày cuối đông, sau những chuỗi ngày Huế mưa tầm tã, tôi may mắn được gặp những cựu tù chính trị trở về tham quan di tích Lao Thừa Phủ, một trong những “địa ngục” khét tiếng ở miền Trung, bị thực dân Pháp biến thành nhà tù từ năm 1899, rồi đến đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai tiếp tục sử dụng làm nơi giam giữ các chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước. Chính nơi này, cách đây vừa tròn 50 năm (1968 – 2018) đã diễn ra một sự kiện lịch sử quan trọng: Quân giải phóng tiến vào Lao Thừa Phủ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, giải phóng hàng ngàn chiến sĩ và đồng bào yêu nước.

Bên nhau ngày gặp mặt

Đứng trước Lao Thừa Phủ, những cựu tù chính trị không giấu được xúc động. Chính nơi đây, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, biết bao thế hệ, đồng bào yêu nước bị địch giam giữ, tra tấn, tù đày, trong số đó có nhiều đồng chí là lãnh đạo của Đảng, Nhà nước như: Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu...

Tại nhà lao khét tiếng này đã chứng kiến nhiều tấm gương kiên trung, bất khuất trước những đòn tra tấn của kẻ thù. Các đồng chí luôn giữ vững phẩm chất, khí tiết của người chiến sĩ cách mạng, hiên ngang đấu tranh và trong số đó, nhiều chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Cũng chính nơi đây, các chiến sĩ đã biến nhà tù thành trường học cách mạng, tôi luyện “ý chí và tinh thần thép”. Những phẩm chất cao đẹp và khí phách của người chiến sĩ cách mạng đã khiến cho kẻ thù bao phen khiếp sợ.

Những cựu tù chính trị trở về thăm Lao Thừa Phủ trong dịp này là hội viên Hội tù Chính trị yêu nước của hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, đại diện cho hàng ngàn tù chính trị từng bị giam giữ tại Lao Thừa Phủ trong giai đoạn 1963 -1968. Có người thỉnh thoảng có dịp từ Quảng Trị vào Huế ghé lại thăm nơi mình đã từng bị giam, tuy nhiên cũng có người 50 năm rồi mới có dịp trở lại. Đêm 4/2/1968, quân giải phóng quyết định mở cuộc tấn công vào Lao Thừa Phủ, giải phóng hơn 2.300 tù nhân là những chiến sĩ yêu nước bị địch bắt, giam cầm.

Đứng trước bức tường loang lổ, rêu phong của thời gian, ông Hoàng Chí Khiếu, Trưởng đoàn Hội tù Chính trị yêu nước tỉnh Quảng Trị, nguyên Phó Bí thư Thị ủy Quảng Trị, từng bị địch bắt giam tại Lao Thùa Phủ 3 năm (1965 – 1968) bồi hồi xúc động kể lại những ngày xuân lịch sử: “Năm 1965, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn khốc liệt, tôi tham gia du kích địa phương, bị địch bắt, tra tấn, sau đó chúng đưa tôi vào giam tại Lao Thừa Phủ. Lúc bấy giờ Thừa Phủ là nhà tù khét tiếng, giam giữ nhiều tù nhân, chủ yếu của 8 tỉnh khu vực miền Trung. Khi quân giải phóng tiến vào nội thành làm chủ TP. Huế trong thời gian 26 ngày đêm, đã mở cuộc tấn công vào Lao Thùa Phủ giải phóng hàng ngàn tù nhân, trong đó đa phần là tù chính trị và tôi cũng là một trong số những tù chính trị được cách mạng giải cứu, được lựa chọn bổ sung vào lực lượng tham gia chiến đấu bảo vệ TP. Huế”.

Ông Khiếu kể: “Lúc mới được giải phóng khỏi Lao Thừa Phủ, mặc dù sức khỏe của các tù nhân mới ra tù còn rất yếu, nhưng tinh thần chiến đấu rất hăng say. Chính họ đã góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. Tuy nhiên cũng có không ít người đã hi sinh. Khi cách mạng đánh chiếm giải phóng Lao Thừa Phủ, riêng Quảng Trị có khoảng 150 người, thì sau đó đã hy sinh hơn 40 người. Sau này những người còn lại tiếp tục được sung vào các đơn vị, tham gia chiến đấu đến ngày đất nước thống nhất...”.

Trong không khí ấm áp tình đồng đội, sau bao năm xa cách Huế, đối với ông Hoàng Chí Khiếu cũng như những đồng đội khác từng bị địch bắt giam giữ và chiến đấu trên chiến trường Trị Thiên Huế, được trở về Huế là trở về ký ức của những năm tháng hào hùng, về với những năm tháng của cuộc chiến tranh oanh liệt để giải phóng đất nước.

Mong ước của những cựu tù thuộc Hội tù Chính trị yêu nước từng bị giam tại Lao Thừa Phủ, là bảo tồn những giá trị gốc còn lại của di tích Lao Thừa Phủ, đồng thời trùng tu, chỉnh trang lại và dựng bia tưởng niệm để Lao Thừa Phủ trở thành điểm tham quan, dâng hương tưởng niệm, giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

  Bài, ảnh: Ngọc Kiêm

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẽ tổ chức hội thảo khẳng định giá trị địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng
Sẽ tổ chức hội thảo khẳng định giá trị địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng

Ban Tuyên giáo Huyện ủy Phú Lộc cùng Ban Tuyên giáo Thành ủy Huế, Ban Tuyên giáo Thị ủy Hương Thủy và Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế vừa tổ chức họp bàn kế hoạch chuẩn bị tổ chức Hội thảo khoa học về địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng ở thôn Hòa Vang, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc.

TP Huế khảo sát, điều chỉnh hồ sơ di tích
TP. Huế khảo sát, điều chỉnh hồ sơ di tích

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn, đồng thời đảm bảo tính pháp lý và khoa học của hồ sơ di tích, UBND TP. Huế sẽ phối hợp với Bảo tàng Lịch sử tỉnh và UBND các phường, xã khảo sát, thống nhất phương án điều chỉnh hồ sơ một số di tích đã được xếp hạng.

Nhiều kỳ vọng từ Aeon Mall Huế
Nhiều kỳ vọng từ Aeon Mall Huế

Khởi công ngày 11/2/2022, dự kiến hoạt động vào nửa cuối năm tài chính 2024, Trung tâm Thương mại (TTTM) Aoen Mall Huế (khu đất TM-DV7 thuộc khu A – Đô thị mới An Vân Dương (P. An Đông, TP. Huế) hứa hẹn có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.