Thứ Sáu, 15/05/2020 19:37

Tham ô và thiếu trách nhiệm gây thất thoát 13 tỷ đồng: “Bộ sậu” quỹ tín dụng Tây Lộc lãnh án

Sau một ngày xét xử, chiều muộn 15/11, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh đã tuyên án các bị can vụ án Huỳnh Trọng Khoa và các đồng phạm về tội “Tham ô tài sản” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” tại Quỹ Tín dụng Tây Lộc, TP. Huế.

Cử tri phản ánh các vấn đề liên quan đến hạ tầng dân sinhKhuất tất trong vụ tham ô 13 tỷ đồng tại Quỹ Tín dụng Tây Lộc

Huỳnh Trọng Khoa tại phiên tòa 

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh, từ năm 2014 - 2019, Huỳnh Trọng Khoa (SN 1977, trú TP. Huế), Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm cán bộ tín dụng Quỹ Tín dụng Tây Lộc (Quỹ TDTL - TP. Huế) và các đồng phạm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao thu tiền không nộp quỹ, lập khống hồ sơ và thu quỹ hàng trăm hợp đồng tín dụng (HĐTD) rồi chiếm đoạt số tiền gần 13 tỷ đồng.

Theo quy định về cho vay, đối với tiền thu góp hằng ngày phải thanh toán nộp tiền, ghi chép đầy đủ các số liệu trên phần mềm máy tính phải được sao lưu, nhưng sau khi thu nợ, Khoa và nhân viên tín dụng Huỳnh Thanh Toản (SN 1987, trú TP. Huế) không nộp đầy đủ số tiền mà chiếm đoạt. Cụ thể, Khoa thu tiền không nộp quỹ với hơn 300 HĐTD chiếm đoạt hơn 7,2 tỷ đồng; Toản thu tiền không nộp quỹ với 80 HĐTD của 64 khách hàng chiếm đoạt gần 189 triệu đồng.

Đối với hành vi tự lập khống hồ sơ HĐTD, lợi dụng sự lỏng lẻo trong theo dõi, quản lý, kiểm tra, giám sát hồ sơ vay vốn và hoạt động cho vay tại Quỹ TDTL, Khoa và Toản đã lấy toàn bộ biểu mẫu hồ sơ, điền các thông tin khách hàng mà mình biết, tự ký giả chữ ký của khách hàng tại phần “người nhận” của “phiếu chi”, “người nhận nợ” của “giấy nhận nợ”, sau đó đưa về cho kế toán, thủ quỹ hoàn ứng.

Quá trình điều tra, Khoa và Toản thừa nhận, bằng thủ đoạn trên, Khoa đã tự lập khống 124 hồ sơ HĐTD mang tên 65 khách hàng, rút tiền của quỹ hơn 5,2 tỷ đồng; Toản lập khống 9 HĐTD mang tên 9 khách hàng, chiếm đoạt số tiền 240 triệu đồng.

Để che giấu hành vi phạm tội của mình, Khoa và Toản dùng thủ đoạn, tự lấy tiền thu được từ những khách hàng khác để cân đối nộp tiền gốc, lãi vào khoản vay đã lập khống trong thời gian dài tại Quỹ TDTL. Số tiền chiếm đoạt, ngoài sử dụng cá nhân, qua điều tra và tài liệu thu thập được, Khoa và Toản còn sử dụng vào các mục đích khác, như cho vay để ngoài sổ sách kế toán; nộp gốc, lãi các khoản vay đã chiếm đoạt; cho người khác sử dụng vốn; tự đảo nợ khoản vay mà khách hàng không hề hay biết.

Theo cơ quan chức năng, hành vi sai phạm của Khoa và Toản diễn ra nhiều lần, nhiều năm và chiếm đoạt số tiền lớn của Quỹ TDTL nhưng không được phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời. Trong đó, có hành vi buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát của ban giám đốc, ban kiểm soát và kế toán quỹ. Các cá nhân này đã không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chức trách nhiệm vụ được giao, dẫn đến hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Cũng liên quan đến vụ án này, cơ quan điều tra xác nhận Bùi Thị Lê Thanh (SN 1965, trú TP. Huế) nguyên Giám đốc Quỹ TDTL; Nguyễn Thị Nhân Hiếu (SN 1976, trú TP. Huế), nguyên Trưởng ban Kiểm soát Quỹ TDTL; Nguyễn Thị Phương Lan (SN 1981, trú TP. Huế), nguyên Kế toán trưởng Quỹ TDTL phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Xét về tính chất, mức độ của vụ án và mức độ khắc phục thiệt hại, Hội đồng xét xử tuyên phạt Huỳnh Trọng Khoa 18 năm 6 tháng tù; Huỳnh Thanh Toản do đã khắc phục hết số tiền chiếm đoạt nên chịu 2 năm tù về tội “Tham ô tài sản”.

Đối với tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, Hội đồng xét xử tuyên phạt Bùi Thị Lê Thanh 3 năm 6 tháng tù; Nguyễn Thị Nhân Hiếu 3 năm 6 tháng tù; Nguyễn Thị Phương Lan 3 năm tù.

Tin, ảnh: Thái Sơn

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

7 năm tù cho kẻ chém người dã man do mâu thuẫn
7 năm tù cho kẻ chém người dã man do mâu thuẫn

Chiều 21/2, TAND tỉnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử vụ án “Giết người” đối với bị cáo Nguyễn Đình Anh (SN 1972), trú tại thôn Phước Yên, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền.

Nâng cao chất lượng xét xử của ngành tòa án
Nâng cao chất lượng xét xử của ngành tòa án

Năm 2022, Tòa án Nhân dân (TAND) hai cấp trong tỉnh thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng xét xử các vụ án, đúng lộ trình cải cách tư pháp. Các vụ án được đưa ra xét xử kịp thời, bảo đảm đúng người, đúng pháp luật, góp phần tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Biết sợ… sống trong sợ hãi
Biết sợ… sống trong sợ hãi

Năm nay, xem ra là năm “thất bát” nhất của giới từng là lãnh đạo cao cấp ở một số tỉnh thành, ngành... Cứ giở mặt báo, lâu lâu là thấy khởi tố, bắt tạm giam. Theo thông tin của Trung ương, có tới 15 người thuộc diện Bộ Chính trị, Thường vụ, Ban Bí thư quản lý bị khởi tố, điều tra… Ở cấp thấp hơn thì nhiều.