Chủ Nhật, 08/10/2017 07:00

Thành công trong nhiệm kỳ đầu làm chủ tịch hội đồng bảo an LHQ

Ngay trong tháng 1/2020, khi thực hiện nhiệm vụ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA), Việt Nam đã đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên trong 1 tháng tổ chức này. Mặc dù có nhiều khó khăn, phức tạp nhưng Việt Nam đã điều hành có hiệu quả, được các nước thành viên đánh giá cao.

LHQ tổ chức hội nghị để bảo vệ động vật hoang dã di cư trước nguy cơ tuyệt chủngLHQ: Cần làm nhiều hơn nữa để bảo vệ trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang“Việt Nam nâng cao vị thế khi giữ 2 vai trò quan trọng năm 2020“

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phát biểu tại phiên thảo luận mở do Việt Nam tổ chức, tháng 1/2020.  Ảnh: Internet

Hai vấn đề được quan tâm nhất là Tuyên bố nhân kỷ niệm 75 năm ra đời của Hiến chương, thành lập Liên Hợp quốc (LHQ) và Nghị quyết hợp tác giữa LHQ với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

Như mục tiêu ban đầu, khi được bầu vào Ủy viên không thường trực, Việt Nam sẽ nỗ lực làm cầu nối để gắn kết quan hệ giữa ASEAN và LHQ. Trong tháng đầu tiên, với cương vị Chủ tịch HĐBA, Việt Nam đã đưa ra sáng kiến: “Hợp tác giữa LHQ và các nước khu vực, tiểu khu vực trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế: Vai trò của ASEAN”. Mặc dù không phải vấn đề mới, nhưng một số nước trong khối ASEAN đã từng đảm nhận chức vụ tương tự như Việt Nam không làm được. Cần biết rằng, trong quan hệ với tổ chức LHQ không phải đề xuất nội dung gì cũng được chấp nhận, thậm chí có những vấn đề nóng nhưng vẫn bị loại ra khỏi chương trình hoặc bị phủ quyết. Không chỉ  phụ thuộc vào tính chất của nội dung nêu ra, mà còn là uy tín trong thuyết phục có lý của nước đề nghị.  Đưa ra vấn đề tạo cơ sở hợp tác của LHQ với ASEAN chính là tạo sự tin tưởng và kết nối sâu hơn cho hợp tác toàn diện giữa tổ chức quốc tế toàn cầu và tổ chức khu vực. Qua sự kiện này xác định vai trò của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác của các nước ASEAN với cộng đồng thế giới, đồng thời tạo cơ chế phán quyết cho HĐBA trong giải quyết vấn đề an ninh, tranh chấp trong khu vực ASEAN. Đây đang là điểm nóng của khu vực, có ảnh hưởng đến quyền lợi không chỉ với các nước Đông Nam Á mà còn là lợi ích chung của hòa bình, hợp tác với nhiều nước khác, nhất là liên quan đến Biển Đông. Đưa nội dung này ra diễn đàn LHQ cũng tạo thêm uy tín, khẳng định  vai trò của Việt Nam khi giữ chức Chủ tịch  các nước ASEAN  trong năm 2020.

Đại sứ Indonesia là nước đang là Ủy viên không thường trực đã bày tỏ khâm phục: “Việc đưa vấn đề hợp tác giữa ASEAN – LHQ ra HĐBA thực sự là cơ hội vàng, có ý nghĩa hết sức quan trọng” và coi đó như nhiệm vụ được “hoàn thành xuất sắc” dưới sự điều hành tháng Chủ tịch của Việt Nam.

Nhân kỷ niệm Ngày thành lập tổ chức LHQ (24/10/1945) và ra đời Hiến chương LHQ (26/6/1945), Việt Nam đã đề ra sáng kiến kỷ niệm 75 năm tồn tại và phát triển của LHQ. Chủ đề đưa ra là: “Tăng cường tuân thủ Hiến chương LHQ để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”. Đây là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt nhằm đặt ra chủ đề xuyên suốt của HĐBA trong năm 2020. Với sự kiện này chúng ta khẳng định tầm quan trọng mục đích của Hiến chương LHQ, luật pháp, các nguyên tắc cơ bản trong luật pháp quan hệ quốc tế. Trong đó có những nội dung căn bản của Hiến chương về độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không sử dụng và đe dọa dùng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng giải pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp... 

Trong bối cảnh hiện nay, nhiều vấn đề phức tạp, thách thức, đe dọa an ninh nghiêm trọng ở nhiều vùng, lãnh thổ, trong đó có vấn đề Biển Đông đang được cả thế giới quan tâm. Với nội dung này, chúng ta hướng đến 2 mục đích: Khẳng định tôn trọng luật pháp quốc tế của Việt Nam và nhắc nhở các nước khác cũng phải tôn trọng Hiến chương, luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp, xung đột. Đưa ra thảo luận và Tuyên bố của Chủ tịch HĐBA là cơ hội thuận lợi có ý nghĩa chính trị, giá trị pháp lý lâu dài cho hòa bình, ổn định của Việt Nam nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung. Chúng ta biết rằng chủ quyền trên Biển Đông, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa chưa thể giải quyết một sớm, một chiều, lại càng không thể dùng vũ lực quân sự, cho nên giải pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế là giải pháp tốt nhất mà các bên cần hướng tới. Vấn đề này không những nâng tầm giải quyết hòa bình, hòa giải của LHQ, mà còn một lần nữa nhắc nhở tuân thủ Hiến chương như một nghĩa vụ bắt buộc của các quốc gia thành viên.

Trong LHQ chưa có vấn đề nào kéo dài đến 3 ngày, thu hút được 110 quốc gia đăng ký tham luận, có cả  diễn văn của Tổng Thư ký LHQ. Đây là “lần đầu tiên trong lịch sử tham gia LHQ Việt Nam đã có một bản Tuyên bố quan trọng” dưới danh nghĩa Chủ tịch HĐBA. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nhấn mạnh giá trị to lớn đó trong cuộc họp báo  ngày 9/1/2020, ngay sau phiên họp tại trụ sở LHQ.

Cùng với quá trình điều hành hiệu quả thì 2 vấn đề nêu trên do Việt Nam đề xuất và thông qua đã khẳng định vai trò, uy tín của Việt Nam trên diễn đàn lớn nhất của thế giới. Những vấn đề đó đã thu hút sự quan tâm, đồng tình của cộng đồng quốc tế. Đó cũng chính là cơ sở pháp lý quan trọng giúp cho Việt Nam xử lý những vấn đề phức tạp nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định phục vụ cho phát triển đất nước, góp phần tích cực vào an ninh thế giới.

NGUYỄN PHƯỚC KHÁNH

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.

Việt Nam thành công trong kết nối di sản vật thể - phi vật thể
Việt Nam thành công trong kết nối di sản vật thể - phi vật thể

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart đã ca ngợi thành công của Việt Nam trong việc kết nối di sản vật thể với di sản phi vật thể, khẳng định Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam vì sự phát triển bền vững của đất nước.