Thứ Bảy, 20/12/2014 13:41

Thành công từ trồng sen

Chủ động nguồn giống, tổ chức đầu ra ổn định là bí quyết thành công của ông Nguyễn Hữu Thành, xã Hương Toàn (TX. Hương Trà).

Công việc sơ chế hạt sen tạo thêm việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi

Nhiều năm nay, một số diện tích đất trồng lúa ở xã Hương Toàn luôn bị ngập úng làm lúa chết liên tục nên một số hộ dân chuyển sang trồng sen,  bước đầu mang lại hiệu quả. Thấy được triển vọng, UBND xã chủ trương chuyển đổi mô hình trồng sen thay lúa ở những diện tích ruộng có năng suất kém.

Ông Thành là người đầu tiên mạnh dạn đấu đất của hợp tác xã để trồng sen. Với diện tích 2,5ha, để trồng sen, ông đã đầu tư kinh phí để cải tạo thành hồ. Trước nhu cầu tiêu thụ hạt sen trên địa bàn cao và một phần vì dễ trồng nên ông Thành đã chọn giống sen hồng cao sản lấy hạt.

Ông Thành cho biết, trồng sen khó khăn đầu tiên là phải chọn được nguồn giống tốt, nếu không khi trồng sen sẽ chết hoặc cho năng suất kém. Ông đã từng lặn lội khắp nơi để tìm nguồn giống thích hợp, nhưng từ những vụ sau có thể tận dụng lại nguồn giống từ vụ trước nên chủ động được nguồn giống. Trong trồng sen quan trọng nhất là chống ốc bưu vàng, cần đảm bảo diệt hết ốc ngay từ khi cấy giống tránh tình trạng sen không phát triển và cá chết.

Việc đảm bảo nguồn nước, bón phân hợp lý cũng là một yếu tố quan trọng. Để sen đạt chất lượng tốt nhất chỉ nên bón phân NPK và không phun hóa chất. Thời gian bón phân lần đầu từ khi nảy lá non, lần tiếp theo khi đã lên lá. Sen bắt đầu trồng từ tháng Giêng và thu hoạch dần từ giữa tháng 5 cho đến tháng 8 sẽ cho năng suất cao và bán được giá. Sen thu hoạch được  sơ chế, tách vỏ, thương lái thu mua ngay trong ngày.

Theo ông Thành, chi phí trồng lúa một sào tiêu tốn 1,8 triệu đồng, nếu đạt năng suất lý tưởng thì cho lãi khoảng 700 nghìn đồng, nhưng thực tế ít khi đạt được vì thường xuyên chịu cảnh ngập úng. Trong khi đó, trồng sen với chi phí tương đương nhưng lại thu lãi từ 2,1- 2,2 triệu đồng, gấp 3 lần trồng lúa. Năm ngoái với giá hạt sen lúc đại trà là 24.000/kg, ông thu lãi 180 triệu đồng. Năm nay dự kiến giá còn cao hơn do tình hình sen mất mùa, đầu vụ hạt sen có lúc đạt 75.000/kg, nay tuy giảm nhưng vẫn lên đến 50.000 đồng/kg.

Để tăng hiệu quả, ông Thành chọn mô hình trồng sen xen nuôi cá. Lợi ích của mô hình này chính là tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên cho cá, chỉ tốn tiền giống cá ban đầu. Sau khi thu hoạch sen vào tháng 8, ông cho tháo nước dần, dồn cá và chuyển vào hồ tại nhà để bán dần cho thương lái. Trong vụ đầu ông chọn thả thử nghiệm 3 cân cá giống mè hoa, cá phát triển tốt, được thương lái ưa chuộng. Năm nay, ngoài mè hoa ông còn thả thêm trê lai, cá chép, cá lóc với chi phí 12 triệu đồng tiền giống. Hiện cá đang phát triển tốt, dự kiến doanh thu từ cá đạt từ 30 - 35triệu đồng.

Ngoài giải quyết việc làm cho gia đình, việc trồng sen còn tạo thêm việc làm thời vụ cho một số lao động địa phương. Tận dụng nguồn lao động dồi dào lúc người dân đang nông nhàn, ông Thành đã thuê thêm nhân công để thu hoạch sen và tách hạt, mỗi ngày có gần 30 lao động làm việc.

Thấy mô hình trồng sen của ông Thành hiệu quả, nhiều hộ dân đã học theo. Hiện nay toàn xã đã có hơn 20 hộ trồng sen với diện tích khoảng 7ha. Xã Hương Toàn đang có chủ trương mở rộng diện tích trồng sen thay lúa, dự kiến 15ha.

Minh Nguyên

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam thành công trong kết nối di sản vật thể - phi vật thể
Việt Nam thành công trong kết nối di sản vật thể - phi vật thể

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart đã ca ngợi thành công của Việt Nam trong việc kết nối di sản vật thể với di sản phi vật thể, khẳng định Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Bèo nậm lọc thành công nhờ cựu nữ sinh Đồng Khánh
Bèo nậm lọc thành công nhờ cựu nữ sinh Đồng Khánh

Dễ phải đến hai mấy năm, gia đình người anh họ tôi mới lại về thăm quê. Ghé nhà tôi chơi, cơm nước thì thường quá, lại chuẩn bị chợ búa lách cách. Chỗ thâm tình, tôi hỏi thiệt lòng, bây chừ vợ chồng con cái anh ưa ăn món chi, tôi chiêu đãi. Như không hẹn mà gặp, cả nhà đều đồng thanh: “Bèo nậm lọc!”. “Ui, tưởng chi, món nớ dễ!” - Tôi cười lớn, bảo bà xã bấm máy gọi taxi…

Chuyển đổi số Nền tảng để thành công - bài 2 “Chìa khóa” của chuyển đổi số
Chuyển đổi số: Nền tảng để thành công - bài 2: “Chìa khóa” của chuyển đổi số

Trong quá trình chuyển đổi số (CĐS), công nghệ là phương tiện còn con người là yếu tố quyết định sự thành công. CĐS đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ quốc tế và đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững. Ngoài hoàn thiện hạ tầng, công nghệ, tỉnh đang đặc biệt quan tâm đến nguồn nhân lực cho thời đại số, bên cạnh hình thành nên thói quen, thay đổi nhận thức của người dân để bắt nhịp với xu thế CĐS.

Chuyển đổi số Nền tảng để thành công - Bài 1 Niềm tin từ chính quyền 4 0
Chuyển đổi số: Nền tảng để thành công - Bài 1: Niềm tin từ chính quyền 4.0

Chuyển đổi số (CĐS) đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Những chuyển động của chính quyền tỉnh lẫn các địa phương thời gian qua cho thấy CĐS từng bước lan tỏa vào từng ngành, từng lĩnh vực. Hình thành một chính quyền 4.0 trên nền tảng kinh tế số, con người số là mục tiêu hướng tới.