Thứ Ba, 03/09/2019 12:41

Tháo gỡ vướng mắc, tập trung phát triển kinh tế

Tại buổi họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 2 diễn ra sáng 3/3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương ngoài tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để phát triển kinh tế, cần quan tâm đến công tác phòng, chống dịch.

Phân bổ nguồn lực phù hợp, sớm phục hồi kinh tế - xã hộiTập huấn sử dụng phần mềm Hệ thống thông tin báo cáo UBND tỉnhTăng cường hơn nữa việc kết nối, theo dõi, hướng dẫn F0 tại nhàTập trung giải pháp thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện A Lưới

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương kết luận buổi họp

Các chỉ số tăng so với cùng kỳ

Báo cáo kinh tế xã hội được Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đại Vui trình bày tại buổi họp cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 2/2022 tăng 2,2% so với tháng trước. Cụ thể, ước đạt 95,3 triệu USD. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực gồm nhóm hàng nông, thuỷ sản 12,6 triệu USD, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ; xơ, sợi dệt các loại 58,4 triệu USD, tăng 80,5%; hàng may mặc 71,7 triệu USD, tăng 8,3%; gỗ và sản phẩm gỗ 15 triệu USD, giảm 0,2%... Kim ngạch nhập khẩu (KNNK) hàng hóa tháng 2 ước đạt 59,3 triệu USD. Lũy kế KNNK 2 tháng đạt 129,1 triệu USD, tăng 37,8% so cùng kỳ và đạt 17,2% kế hoạch.

Trong tháng 2/2022, lượng khách du lịch đến tỉnh ước đạt 90,623 nghìn lượt, tăng 64,8% so với tháng trước. Doanh thu từ du lịch ước đạt 75,618 tỷ đồng.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 2/2022 ước đạt 3.889,5 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 3.201,9 tỷ đồng, chiếm 82%, giảm 4,6% so với tháng trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ước tăng 1,34% so với tháng trước.

Hoạt động vận tải cũng có dấu hiệu khả quan với lượng hành khách ước đạt 1.110,4 nghìn  khách, tăng 4% so với tháng trước; hàng hóa vận chuyển ước đạt 1.504,4 nghìn tấn, tăng 17,3% so với cùng kỳ. Doanh thu vận tải, bốc xếp và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 304,6 tỷ đồng.

Tính chung 2 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 10,4% so với cùng kỳ, trong đó, công nghiệp khai khoáng ước giảm 4,1%; công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 5,09%; sản xuất và phân phối điện, nước đá ước tăng 73%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải ước giảm 6%.

Với nhiều chỉ số tăng giúp việc thu ngân sách nhà nước có chuyển biến, Giám đốc Sở Tài chính La Phúc Thành thông tin: “Thu ngân sách nhà nước 2 tháng ước đạt 1.811 tỷ đồng, chiếm 26,4% dự toán và tăng 2,2% so với cùng kỳ; trong đó, thu nội địa 1.736,3 tỷ đồng, chiếm 27,2% dự toán và tăng 2% so với cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 73,7 tỷ đồng, chiếm 16% dự toán và tăng 6,2%; thu viện trợ, huy động đóng góp 975 triệu đồng, chiếm 8,9% dự toán”.

Hỗ trợ đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm hoạt động

Hỗ trợ các dự án trọng điểm

Tại buổi họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương lưu ý về tiến trình thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án trọng điểm và phấn đấu đưa huyện Phong Điền trở thành thị xã.

Ông Phương cho biết, thời gian qua, một số dự án trọng điểm đã đi vào hoạt động góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, tăng nguồn thu ngân sách tỉnh như, Dự án xây dựng nhà máy chế biến cát, bột thạch anh ít sắt chất lượng cao, Nhà máy thủy điện Thượng Nhật, Nhà máy thủy điện sông Bồ, Khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Mỹ An,....

Mặc dù vậy, đối với các dự án vốn ngân sách trung ương, cần xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tại các khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Hiện, các dự án thuộc lĩnh vực dệt may, khai thác khoáng sản, các dự án đầu tư trong Khu công nghiệp cơ bản thực hiện đúng tiến độ tại Giấy chứng nhận đầu tư được cấp; một số dự án chậm tiến độ so với cam kết như, tòa nhà của VNPT, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế, dự án Bến thuyền du lịch trên sông Hương, Dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển Hải Dương, Khu nghỉ dưỡng huyền thoại Địa Trung Hải mở rộng, Tổ hợp nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô của Bách Việt, Khu nghỉ dưỡng Mộc Lan - Lăng Cô,.... Nguyên nhân chủ yếu do khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, năng lực đáp ứng của nhà đầu tư và thị trường tiêu thụ gặp khó khăn và ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Tính đến hết tháng 2, toàn tỉnh có 116 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 890,4 tỷ đồng, tăng 38,1% về lượng và tăng 44% về vốn so với cùng kỳ; số doanh nghiệp hoạt động trở lại 213 doanh nghiệp, tăng 73 doanh nghiệp; số doanh nghiệp đăng ký tạm ngưng hoạt động là 254 doanh nghiệp; giải thể 25 doanh nghiệp.

“Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã cấp phép cho 4 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư cấp mới đạt 1.929,7 tỷ đồng, thực hiện điều chỉnh 8 dự án. Trước khi chờ những nguồn lực hỗ trợ, các dự án phải được phê duyệt, đặc biệt là dự án trọng điểm”, ông Phương nhấn mạnh.

Không lơ là phòng dịch

Toàn tỉnh có 26.102 ca F0 có mã bệnh, hiện đang thu dung điều trị 1.886 ca; 166 ca tử vong. Đã triển khai thuốc điều trị COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 6/10/2021. Tiến độ tiêm vắc xin COVID-19 được triển khai thực hiện theo kế hoạch. Đã tiêm 2.118.149 mũi cho người trên 12 tuổi, trong đó tiêm mũi 1 cho 102.409 trẻ từ 12-17 tuổi (100,27%), mũi 2 98.227  trẻ từ 12-17 tuổi (96,18%); đã tiêm 275.253 (69,93%) mũi bổ sung cho người trên 18 tuổi, tiêm mũi nhắc lại cho 162.768 người trên 18 tuổi (42,14%). Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương yêu cầu các sở, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc các giải pháp phòng chống dịch. Triển khai kế hoạch tổ chức chiến dịch tiêm chủng mùa xuân trên địa bàn đảm bảo hiệu quả và an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tin, ảnh: Lê Thọ

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.